Menu xem nhanh:
1. Tăng huyết áp kịch phát là bệnh gì?
2. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp tăng cao kịch phát
- Hút thuốc lá
- Béo phì, thừa cân
- Lười vận động
- Stress, áp lực, căng thẳng làm kích thích thần kinh
- Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ nhiều caffein
- Ăn nhiều chất béo, mỡ động vật
- Ăn mặn, nhiều muối
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu cân bằng
- Tuổi tác cao
- Bệnh lý liên quan như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch…
3. Ai dễ mắc chứng huyết áp tăng kịch phát?
- Người không thăm khám sức khỏe định kỳ nên không phát hiện bản thân mình bị mắc bệnh huyết áp cao. Chỉ đến khi cơ thể xuất hiện triệu chứng huyết áp tăng kịch phát mới biết bệnh.
- Người cao tuổi và người trẻ tuổi nhưng bị thừa cân, béo phì, tiểu đường, tăng cholesterol máu…Nếu thuộc nhóm này chúng ta nên đo huyết áp định kỳ 3-4 lần/năm để theo dõi. Nếu hay có triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn nhịp tim cũng nên đo huyết áp để phát hiện sớm bệnh.
- Người có bệnh huyết áp cao nhưng không điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không uống đủ thuốc, dừng thuốc đột ngột.
- Người có bệnh huyết áp cao, điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhưng thuốc hạ huyết áp không có tác dụng, không được điều chỉnh kịp thời.
- Người có sang chấn tinh thần đột ngột, thời tiết thay đổi đột ngột.
- Do bệnh lý u thượng thận gây hội chứng Crohn, hẹp động mạch thận, hội chứng Pheocromocytoma…
Một số trường hợp tăng huyết áp cao kịch phát không phát hiện ra nguyên nhân hoặc không được chẩn đoán đúng dễ để lại biến chứng khó lường.
4. Triệu chứng thường gặp khi huyết áp tăng kịch phát
- Đau thắt ngực
- Đau vùng tim
- Giảm thị lực
- Khó thở, thở gấp
- Mặt đỏ bừng
- Nôn ói
- Tim đập nhanh, hồi hộp
5. Tăng huyết áp kịch phát có phải bệnh nguy hiểm không?
5.1. Suy tim trái cấp tính:
Bệnh có thể xảy ra cả ở nhĩ trái và thất trái. Suy tim trái cấp tính do tăng huyết áp cao đột ngột có thể xảy ra cùng phù phổi cấp.
5.2. Vỡ mạch máu não:
Nếu xảy ra hiện tượng này, người bệnh có thể gặp nhiều rắc rối về hệ thần kinh như liệt một phần cơ thể, liệt cơ hầu họng gây khó nuốt, khó nói…
5.3. Tách hoặc phình thành động mạch chủ:
Bệnh xảy ra do xơ vữa lớp áo trong và giữa của động mạch chủ. Khi huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm tăng áp lực thành động mạch, gây nứt vỡ lớp áo trong và giữa của thành động mạch chủ. Máu từ đó chảy vào khe nứt gây phình hoặc bóc tách thành động mạch chủ.
5.4. Mù mắt do tăng huyết áp kịch phát:
Tình trạng mất thị lực xảy ra do xuất huyết nặng ở đáy mắt, vỡ động mạch trung tâm võng mạc khi huyết áp tăng quá cao.
5.5. Suy thận cấp:
Đây cũng là một biến chứng khi bệnh tăng huyết áp kịch phát diễn ra.
5.6. Hôn mê do tăng huyết áp kịch phát:
Huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm người bệnh hôn mê, dẫn đến nguy cơ tàn phế, sống thực vật, thậm chí tử vong.
6. Cách đề phòng huyết áp cao kịch phát xảy ra
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân, béo phì. Nếu không may cân nặng của chúng ta vượt quá so với khuyến cáo thì nên áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học.
- Duy trì dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, hoa quả, hạn chế đạm, thịt đỏ, mỡ động vật, đồ nhiều đường, chế biến sẵn…
- Duy trì thói quen ăn nhạt, ít dầu mỡ.
- Duy trì thói quen tập thể dục, tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn, cafein…
- Duy trì công việc hợp lý, nghỉ ngơi điều độ. Không nên làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress, gây áp lực đến hệ thần kinh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch…
- Nếu không may mắc bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.