Tại sao bị nứt kẽ hậu môn? Cách điều trị tốt nhất

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Tại sao bị nứt kẽ hậu môn luôn là thắc mắc nhận được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Thông thường các vết nứt ở hậu môn không quá nghiêm trọng và tự lành trong vòng vài tuần. Tuy nhiên khi vết nứt ăn sâu và kéo dài hơn tám tuần thì bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Nếu không điều trị kịp thời, nứt kẽ hậu môn sẽ dẫn đến biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao bị nứt kẽ hậu môn và cách điều trị hiệu quả qua bài viết sau.

1. Tại sao bị nứt kẽ hậu môn?

Theo kết quả thống kê cho thấy đa phần người bệnh đi điều trị khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lý do chính là người bệnh thiếu kiến thức và chủ quan về căn bệnh này. Vì thế hãy trang bị những thông tin về các nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn dưới đây:

1.1 Tại sao bị nứt kẽ hậu môn? Do hậu quả của bệnh lý

Nứt kẽ hậu môn còn cũng có thể hình thành do các yếu tố bệnh lý dưới đây:

Bệnh trĩ: Đây là nguyên nhân điển hình làm tổn thương ống hậu môn, tạo cơ sở hình thành vết nứt

– Tiêu chảy và táo bón mạn tính: Hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ rách ở hậu môn

– Bị bệnh ung thư hậu môn

– Hiện tượng viêm ruột

Bệnh Crohn

– Viêm xơ cơ thắt trong

– Bị bệnh Lao

– Bệnh giang mai

– HIV/AIDS

Tại sao bị nứt kẽ hậu môn?

Tiêu chảy và táo bón mạn tính là câu trả lời cho thắc mắc “Tại sao bị nứt kẽ hậu môn?”. Đây là 2 vấn đề về hệ tiêu hóa làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn. 

1.2 Tại sao bị nứt kẽ hậu môn? Nguyên nhân khác

– Hậu môn chấn thương: Thường đến từ việc đại tiện phân có kích thước lớn hoặc cứng. Đồng thời, chấn thương có thể xảy ra là sau khi mổ trĩ, mổ hẹp hậu môn. Ngoài ra việc sinh con theo cách sinh thường cũng gây chấn thương ống hậu môn.

Loét thiếu máu: Đây là một hiện tượng thiếu máu ở chỗ khiến vết loét không liền.

– Quan hệ bằng đường hậu môn: Việc quan hệ tình dục bằng đường hậu môn cũng làm tăng nguy cơ hình thành vết rách ở niêm mạc hậu môn.

2. Bệnh nứt kẽ hậu môn có những ảnh hưởng gì?

Đi kèm với câu hỏi “Tại sao bị nứt kẽ hậu môn” là “bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không”. Đây là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thiếu máu: Hiện tượng chảy máu khi đi ngoài là một triệu chứng nứt kẽ hậu môn thường gặp. Việc chảy máu kéo dài sẽ dẫn đến người bệnh bị thiếu máu. Các dấu hiệu đặc trưng như: ngất xỉu, chóng mặt, choáng, hoa mắt, đau đầu,…

– Nhiễm trùng hậu môn: Các vi khuẩn thường tập trung chủ yếu ở đường ruột và ống hậu môn. Chúng sẽ tấn công các vết nứt hậu môn, dẫn tới việc viêm nhiễm hậu môn. Nguy hiểm hơn, khi vi khuẩn xâm nhập vào thành tĩnh mạch bị vỡ. Khi đó sẽ hoạt động mạnh hơn và gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

– Gây ra bệnh lý vùng hậu môn trực tràng: Khi không được điều trị triệt để dẫn tới nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý khác nhau. Điển hình một số biến chứng như áp xe hậu môn, rò hậu môn.. Đây đều là những bệnh mạn tính rất khó chữa khỏi triệt để.

– Viêm nhiễm phụ khoa: Các chị em bị nứt kẽ hậu môn nếu không chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Tránh và hạn chế gãi, cọ xát vết thương làm cho viêm nhiễm lan rộng. Mục đích hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn và làm nứt kẽ hậu môn.

Tại sao bị nứt kẽ hậu môn và bệnh nguy hiểm như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn có thể gây viêm nhiễm phụ khoa và nhiều biến chứng khác

3. Chữa nứt hậu môn thế nào? 

Tại sao bị nứt kẽ hậu môn và phương pháp nào đạt hiệu quả tối ưu? Thực tế, hiện nay có rất nhiều cách điều trị nứt kẽ hậu môn như dùng thuốc, phẫu thuật,… Tùy thuộc tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp.

3.1 Thuốc đặc trị nứt kẽ hậu môn loại nào tốt?

Thông thường người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau,… theo chỉ định của bác sĩ sau khi khám:

– Thuốc mỡ: Loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn nhằm tăng lượng máu đến hậu môn và cơ thắt. Nó giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và làm vết nứt nhanh chóng hồi phục. Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ như: chóng mặt, đau đầu, huyết áp thấp,…

– Thuốc bôi bên ngoài: các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế làm giãn nở mạch máu. Đồng thời, nó còn giúp máu lưu thông, hỗ trợ làm lành vết loét ở hậu môn, giúp giảm đau. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây hạ huyết áp. Vậy nên khi sử dụng, bệnh nhân cần chú ý theo dõi huyết áp thường xuyên.

Lưu ý: thông tin về các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

Nứt kẽ hậu môn điều trị bằng thuốc

Có thể dùng thuốc mỡ để khắc phục vấn đề nứt kẽ hậu môn. 

3.2. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng ngoại khoa

Tại sao bị nứt kẽ hậu môn các bạn đã nắm rõ. Đối với nứt kẽ hậu môn nặng do nguyên nhân bệnh lý thì việc can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa thường được ưu tiên. Ưu điểm của phương pháp này đó là hạn chế được cảm giác đau đớn, giảm thiểu chảy máu. Ngoài ra nó cũng có thể giúp vết thương nhanh lành, không để lại sẹo xấu.

3.3 Cải thiện chế độ ăn sinh hoạt

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh nứt kẽ hậu môn về việc thay đổi chế độ dinh dưỡng lối sống:

Nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày: Tích cực sử dụng rau, trái cây, ngũ cốc,… Người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn khoảng 25 – 30g chất xơ/ngày. Điều này giúp nhu động ruột hoạt động tốt, giảm đầy hơi, làm mềm phân, khó tiêu.

– Nạp nhiều nước: Bổ sung chất lỏng giúp phân trở nên mềm hơn. Từ đó nó giúp phân di chuyển trong đường ruột, đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Nạp nhiều nước còn giảm nguy cơ táo bón, cũng như phòng ngừa vết loét ở hậu môn.

– Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng: Việc thường xuyên stress hoặc căng thẳng sẽ dẫn tới việc tạo áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Đây là một trong các nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện vết loét. Vậy nên để cải thiện và phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Bạn có thể thử các cách hít thở đều, nghe nhạc tĩnh tâm,…

Lời Kết

Bài viết trên đã có câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao bị nứt kẽ hậu môn?”  cũng như cung cấp thêm các thông tin quan trọng về triệu chứng, cách điều trị căn bệnh này. Nếu phát hiện mình bị nứt kẽ hậu môn hãy đến khám và nhận các lời tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital