Tắc ruột già là một vấn đề đường tiêu hóa nguy hiểm, thường bị nhầm lẫn với các bệnh như đau dạ dày, đau bụng, đau đại tràng,… Song thực tế nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Tắc ruột là gì?
Tắc ruột là một bệnh lý nguy hiểm có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cụ thể đây là tình trạng ruột bị tắc nghẽn khiến cho các chất không thể di chuyển, bị tích tụ, ứ đọng lại và không thể đào thải ra ngoài.
Hội chứng tắc ruột có thể chia ra 2 dạng cơ bản sau đây:
– Tắc ruột cơ học: Tắc nghẽn do dính ruột, xoắn ruột, ung thư đại tràng, lồng ruột (ở trẻ em),…
– Tắc ruột cơ năng: Do tổn thương dây thần kinh, giảm nhu động ruột (sau phẫu thuật).
2. Dấu hiệu của bệnh tắc ruột già
Hội chứng tắc ruột thường có những dấu hiệu thể hiện bên ngoài rõ nét nhất như sau:
2.1 Đau bụng, chướng vùng bụng
Dấu hiệu đầu tiên đó là người bệnh xuất hiện những cơn đau ở bụng, đau đột ngột hoặc đau dữ dội rồi giảm dần. Ban đầu chúng chỉ đau ở một vị trí nhất định, sau đó lan ra toàn bụng. Cứ cách khoảng 2 – 3 phút các cơn đau lại lặp lại rất khó chịu.
2.2 Cảm giác buồn nôn và nôn liên tục
Không những đau vòng bụng, người bị tắc ruột còn có biểu hiện buồn nôn, nôn ra thức ăn, nước mật và dịch tiêu hóa,…
2.3 Bụng căng cứng, gõ vang
Đối với người có cơ địa gầy, khi bị tắc ruột thì thành bụng mỏng và sờ tay vào thấy quai ruột nổi hằn lên bụng. Đặc biệt, khi chiếu ánh sáng vào bụng sẽ thấy sóng nhu động ở các quai ruột nổi lên và dịch chuyển như rắn bò.
2.4 Không thể đi ngoài
Không giống như những dấu hiệu tắc ruột ở trên, hiện tượng không thể đi ngoài diễn ra muộn hơn. Điều này chứng tỏ vùng bụng chắc chắn gặp vấn đề, các chất bên trong ruột không thể đào thải ra ngoài, ruột bị tắc nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân gây bệnh tắc ruột
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc nghẽn ruột già, trong đó phổ biến là các nguyên nhân sau đây:
3.1 Tắc ruột già cơ năng
Người bệnh mắc phải chứng liệt ruột, nhu động ruột giảm do tổn thương thần kinh cột sống, máu tụ sau phúc mạc, sau phẫu thuật mổ ổ bụng….
3.2 Tắc ruột già sau phẫu thuật
Thường xảy ra sau phẫu thuật xương chậu hoặc phẫu thuật bụng. Nguyên nhân là do bệnh nhân còn yếu, ít di chuyển, sẹo phẫu thuật, tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh….
3.3 Tắc nghẽn ruột già cơ học
Tình trạng tắc ruột xảy ra do người bệnh đã nuốt phải các dị vật làm cản trở quá trình di chuyển chất, thức ăn trong đường ruột. Hoặc cũng có thể do xuất hiện khối u trong đường ruột, xoắn ruột, dị tật ruột, dính ruột, viêm ruột,…
3.4 Tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng, giảm lượng máu đến ruột, lồng ruột,… Theo đó tại vị trí bụng của bé có hiện tượng chướng, căng lên. Bé sốt, khóc to, phân lẫn máu, người mệt mỏi, buồn nôn, nôn ra mật xanh, mật vàng,…
4. Bệnh tắc nghẽn ruột già có nguy hiểm không?
Khi gặp phải căn bệnh này, rất nhiều người lo lắng bệnh tắc ruột già có nguy hiểm không? Thực tế theo chia sẻ của bác sĩ, tắc ruột là một chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không cấp cứu, xử lý kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Khi bị tắc ruột, các chất lỏng, thức ăn và khí CO2 bị tắc nghẽn ở trong ruột. Nếu áp lực tích tụ lớn, ruột dễ bị vỡ làm rò rỉ các chất vào khoang ruột. Từ đó tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập và làm hại khoang bụng.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi mắc bệnh, nếu được chẩn đoán và can thiệp sớm thì tiên lượng còn tốt. Nếu không xử lý kịp thời thì người bệnh dễ bị sốc do mất máu, khả năng hấp thụ độc tố qua thành ruột bị hoại tử dẫn đến viêm màng bụng. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao.
Vì vậy, khi bản thân hoặc người nhà có những biểu hiện của chứng tắc ruột, cần khẩn trương đến các cơ quan y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
5. Cách điều trị chứng tắc nghẽn ruột già
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của chứng tắc nghẽn ruột già mà cách điều trị sẽ khác nhau. Song quan trọng nhất vẫn là thay đổi chế độ ăn uống, phối hợp cùng bác sĩ sử dụng đúng thuốc hoặc phẫu thuật theo đúng chỉ định.
5.1 Nhập viện điều trị và ổn định ruột
Người bệnh khi cảm thấy đau căng cứng vùng bụng, không đi ngoài được cần được nhập viện điều trị sớm nhất có thể:
– Truyền dịch để phòng mất nước
– Đặt ống thông qua mũi – dạ dày để hút không khí và các chất tích tụ ở bên trong ruột ra ngoài, giảm hiện tượng sưng, căng cứng bụng
– Đặt ống thông bàng quang để dẫn nước tiểu và lấy mẫu xét nghiệm
– Dùng thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau vùng bụng
5.2 Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn
Nếu nguyên nhân tắc ruột già là do các bệnh lý như dính ruột, lồng ruột, xuất hiện khối u chèn ép,… thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp,từ đó giúp vùng ruột trở lại bình thường.
Nếu hội chứng tắc ruột là do nhu động ruột giảm thì bác sĩ sẽ cho người bệnh ở lại theo dõi thêm 1 – 2 ngày. Trong thời gian này, thức ăn sẽ được truyền qua đường mũi hoặc tĩnh mạch để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
Nếu tình trạng tắc ruột không cải thiện sẽ sử dụng thêm thuốc tăng cường co bóp cơ trơn để tăng nhu động ruột. Thậm chí nếu trường hợp quá nặng cần xem xét cắt bỏ phần ruột đã bị hỏng.
5.3 Phẫu thuật chữa tắc ruột già
Trong trường hợp tắc ruột quá nặng và các phương pháp thường không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này nhằm loại bỏ tình trạng tắc nghẽn ở ruột và chỉnh lại đoạn tắc hoặc cắt bỏ phần ruột.
Song, phẫu thuật không được áp dụng đối với những người bị ung thư trực tràng hoặc cao tuổi. Thay vào đó sẽ sử dụng phương pháp đặt stent ở trong lòng ruột giúp ruột mở và tạo đường cho các chất di chuyển dễ dàng.
Khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ruột, trong ổ bụng có một lỗ hở gọi là hậu môn nhân tạo. Tác dụng của nó là giúp phân đi thẳng từ đường tiêu hóa vào túi chứa và đào thải ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.
Với những thông tin về hội chứng tắc ruột già mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có cách điều trị phù hợp. Nhìn chung căn cứ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và điều trị bệnh tắc ruột cho bạn một cách nhanh nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất.