Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Bệnh khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Bệnh khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Bệnh khô mắt ở trẻ em tưởng chừng đơn giản và hay bị bỏ qua do nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng bệnh không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không hết thì có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay với Thu Cúc TCI về căn bệnh khô mắt nguy hiểm này nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh khô mắt ở trẻ em

Bệnh khô mắt ở trẻ em hiện nay là một bệnh lý ương đối phổ biến gây nên tình trạng mắt bị khô. Nguyên nhân do số lượng và chất lượng nước mắt bị suy giảm do nhiều nguyên nhân ẫn đến màng phim nước mắt bảo vệ nhãn cầu bị tổn hại, gây ra bệnh lý khô mắt.

Khô mắt ở trẻ là bệnh gì?

Trẻ dưới 5 tuổi thường dễ bị khô mắt hơn

2. Những nguyên nhân làm trẻ em bị khô mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khô mắt ở trẻ nhỏ. Chúng bắt nguồn từ các vấn đề liên quan dinh dưỡng, thói quen cuộc sống hằng ngày hoặc do các bệnh lý bề mặt nhãn cầu gây ra .….

2.1 Do trẻ thiếu vitamin A

Vitamin A là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong tế bào nón và tế bào que của võng mạc trẻ. Thiếu vitamin A gây triệu chứng điển hình là quáng gà. Bên cạnh đó, Vitamin A tác dụng trực tiếp lên biểu mô kết (giác mạc) giúp giữ độ trong và bóng cho kết giác mạc. Trẻ bị thiếu vitamin này cũng dễ khô mắt, do tổn thương biểu mô kết giác mạc. Nặng có thể gây biến chứng khiến trẻ mù lòa.

Khô mắt do thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các vùng khó khăn, kinh tế đang phát triển.

2.2 Do trẻ bị viêm kết mạc gây nên

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn gây ra. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh này là: mắt đỏ lên, sưng cộm, ngứa mắt,… Tình trạng viêm nhiễm này cũng khiến cho mắt trẻ bị khô do tế bào kết mạc bị tổn thương ảnh hưởng đến tế bào tiết nhầy giữ độ ẩm cho mắt.

Bệnh khô mắt ở trẻ em

Trẻ bị khô mắt do bị viêm kết mạc (minh họa)

Nếu trẻ bị khô mắt kèm với các biểu hiện kể trên thì rất có thể tình trạng này do viêm kết mạc gây nên. Tuy nhiên, khi bệnh viêm kết mạc khỏi thì tình trạng khô mắt cũng dần hết tiếp sau đó.

2.3 Do dị ứng khi dùng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là loại thuốc có chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng. Dựa vào việc đối kháng diễn ra trên thụ thể H1 hoặc H2 mà sẽ chia thuốc kháng histamin thành các loại khác nhau. Cụ thể có 2 loại: thuốc kháng histamin H1 giúp chống dị ứng và thuốc kháng histamin H2 nhằm giảm tiết acid dạ dày.

Thuốc kháng histamin cũng có thể đẻ lại tác dụng phụ là sẽ khiến cho mắt trẻ bị khô.

2.4 Do trẻ nghiện dùng thiết bị kỹ thuật số (Điện thoại thông minh, Ipad, Máy tính, Tivi)

Các thiết bị điện tử và công nghệ ngày nay vô cùng phổ biến và nhà ai cũng có, nếu bố mẹ không kiểm soát là con trẻ sẵn sàng dán mắt vào điện thoại, laptop hàng giờ đồng hồ. Đôi khi mải xem, trẻ không chớp mắt khi xem dẫn đến mắt điều tiết quá mức và bị mệt, nước mắt bốc hơi nhiều nên hệ quả khô mắt là điều sớm muộn.

Bệnh khô mắt ở trẻ em

Trẻ bị nghiện các đồ điện tử như điện thoại, tivi (minh họa)

Ngoài ra, ánh sáng xanh đến từ các thiết bị này với mức năng lượng cao cũng sẽ làm tổn thương cho các tế bào tiết nhầy của kết mạc làm cho nước mắt không giữ lại được bị bay hơi gây nên khô mắt. Về lâu dài, làm cho tình trạng khô mắt của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Sau cùng là ảnh hưởng tới thị lực trong tương lai.

3. Dấu hiệu rõ nhất để nhận ra trẻ bị khô mắt

Một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận ra khô mắt ở trẻ em như sau:

– Trẻ nhỏ hay có cảm giác mắt khô, khó chịu, nóng rát và ngứa mắt.

– Trẻ có dấu hiệu dụi mắt, nháy mắt thường xuyên hơn.

– Trẻ cảm thấy mệt mỏi và mắt trẻ đôi khi không muốn hoạt động.

– Một hoặc hai bên mắt trẻ có biểu hiện bị đỏ, bị chảy nước mắt.

– Trẻ cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng khi nhìn ra ngoài trời cảm giác dễ bị chói sáng và nheo mắt.

4. Biến chứng khó lường từ bệnh khô mắt ở trẻ em

– Khô mắt nhẹ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống với các triệu chứng: Thị lực không ổn định, ngứa, cộm, chảy nước mắt…

– Khô mắt nặng: gây viêm giác mạc, viêm giác mạc nặng sẽ ảnh hưởng đến thị lực.

5. Cách cải thiện khô mắt ở trẻ

Để cải thiện tình trạng khô mắt cho trẻ, hãy tập những thói quen tốt sau đây:

– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây mầu đỏ mầu vàng để tăng cường Vitamin A rất cần cho các tế bào tiết nhầy của kết mạc là thành phần quan trọng của phim nước mắt.

– Không hoặc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thiết bị kỹ thuật số. Tăng cường hoạt động ngoài trời ít nhất 2 giờ/ngày và 10 giờ/tuần.Hạn chế để trẻ thức khuya, ngủ đủ ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Mục đích để mắt trẻ được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi, giảm tải khô mắt

– Điều trị bệnh lý bề mặt nhãn cầu hiệu quả để tránh biến chứng khô mắt do bệnh lý này gây ra.

– Hạn chế để mắt trẻ mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng chói, khói bụi ô nhiễm, gió mạnh hay môi trường độ ẩm thấp. Kèm theo đó, hãy thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo.

Hy vọng những thông tin trong bài viết về dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh khô mắt ở trẻ em sẽ mang lại giá trị thiết thực cho bạn đọc, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang quan tâm đến sức khỏe đôi mắt của con em mình. Thực tế, khô mắt không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi mà còn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và cả người trẻ tuổi, nhất là trong bối cảnh trẻ em ngày nay tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Do đó, việc chủ động phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bảo vệ thị lực cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Để phòng tránh tình trạng khô mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cha mẹ nên chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo môi trường học tập – vui chơi lành mạnh cho con. Trong trường hợp phát hiện trẻ có biểu hiện khô mắt, đừng chần chừ – hãy liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ chuyên sâu từ các bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm. Thu Cúc TCI luôn đồng hành cùng bạn mọi lúc, mọi nơi trong hành trình chăm sóc và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe cho trẻ nhỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Banner Mổ mắt Phaco
Bài viết liên quan
1900558892
zaloChat