Giải đáp cơ bản về bệnh lao phổi là gì
Bệnh lao phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hàng đầu thế giới. Vậy, bệnh lao phổi là gì, ai dễ mắc và làm thế nào để phòng tránh? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất về căn bệnh này, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
1. Thông tin chung về bệnh lao phổi là gì?
1.1. Tình trạng người mắc lao phổi
Bệnh lao phổi, hay còn gọi là TB (Tuberculosis), là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Căn bệnh này chủ yếu tấn công vào phổi nhưng cũng có thể lan đến các cơ quan khác như xương, não hay thận.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao, trong đó có khoảng 1,25 triệu người tử vong trong năm 2023 (bao gồm 161.000 người nhiễm HIV). Dù lao phổi có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, bệnh vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Ngoài phổi, vi khuẩn lao có thể di chuyển theo máu đến các bộ phận khác của cơ thể, gây lao ngoài phổi, làm người bệnh gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

1.2. Đối tượng dễ bị lao phổi
Một số người có hệ miễn dịch suy yếu (do các loại thuốc hoặc tình trạng sức khỏe nhất định) có nguy cơ rất cao phát triển bệnh lao thể hoạt động sau khi bị nhiễm vi khuẩn lao:
– Đang sống chung với HIV hoặc trong quá trình điều trị bệnh HIV
– Những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (như corticosteroid)
– Những trường hợp từng ghép tạng hoặc điều trị ung thư
– Mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh thận mạn, silicosis
– Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người cao tuổi có nguy cơ mắc lao phổi
– Thiếu hụt dinh dưỡng hoặc cân nặng thấp hơn mức bình thường
– Người thường xuyên tiếp xúc hoặc sống trong môi trường đông đúc, kém thông thoáng (trại giam, khu nhà tập thể)
– Người làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm như cơ sở y tế, nhà dưỡng lão
1.3. Bệnh lao có tính lây nhiễm
Vi khuẩn lao lây qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc khạc nhổ, khiến người khỏe mạnh hít phải giọt bắn chứa vi khuẩn. Chúng có thể di chuyển qua máu đến các bộ phận khác của cơ thể như thận, cột sống và não.
Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể nhưng chưa gây ra triệu chứng bệnh, được gọi là lao tiềm ẩn. Đây là tình trạng chưa phát triển thành bệnh lao thể hoạt động. Họ không cảm thấy ốm, không có triệu chứng của bệnh lao và không thể lây truyền vi khuẩn lao cho người khác. Nếu không được điều trị, người bị lao tiềm ẩn có thể phát triển thành bệnh lao thể hoạt động bất cứ lúc nào và trở nên ốm yếu.
Sau đó, vi khuẩn bắt đầu phát triển mạnh, gây ra các triệu chứng và có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh. Lúc này gọi là bệnh lao thể hoạt động. Nếu không được điều trị, bệnh lao thể hoạt động có thể gây tử vong.
2. Các dấu hiệu lao phổi bạn cần biết
2.1. Các dấu hiệu thường gặp để nhận biết bệnh lao phổi là gì
Triệu chứng lao phổi thường không rõ ràng, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh hô hấp khác. Hãy theo dõi nếu bạn gặp các dấu hiệu sau:
– Ho kéo dài: Ho hơn 3 tuần, có thể kèm đờm hoặc đờm lẫn máu
– Mệt mỏi, uể oải: Cảm giác kiệt sức liên tục
– Sốt nhẹ hoặc đổ mồ hôi đêm: Đặc biệt là vào ban đêm
– Mất cảm giác thèm ăn, không thấy ngon miệng
– Sụt cân không rõ nguyên nhân
– Khó thở hoặc đau ngực khi ho
Đối với trẻ em, dấu hiệu có thể là không tăng cân, biếng ăn, mệt mỏi kéo dài. Khi phát hiện các triệu chứng này, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, xét nghiệm lao sớm.

2.2. Dấu hiệu khi đã lan sang các cơ quan khác
Nếu vi khuẩn lao đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết, xương hoặc não, bạn có thể có các triệu chứng khác, bao gồm:
– Sưng hạch: Đặc biệt ở vùng cổ, nách hoặc bẹn.
– Đau nhức cơ thể: Đau ở các khớp hoặc xương
– Sưng khớp hoặc mắt cá chân
– Đau bụng hoặc vùng chậu
– Táo bón
– Nước tiểu sẫm màu hoặc đục
– Đau đầu
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Cảm thấy lú lẫn
– Cứng cổ
– Phát ban trên chân, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
3. Lời khuyên phòng ngừa bệnh lao phổi
3.1. Tiêm vắc-xin là phương pháp ngăn ngừa giúp người bệnh hiểu rõ bệnh lao phổi là gì
Tiêm vắc-xin BCG là một biện pháp quan trọng giúp trẻ tạo miễn dịch phòng bệnh lao ngay từ giai đoạn đầu đời. Vắc-xin BCG được khuyến nghị tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi không nhiễm HIV, cũng như trẻ nhiễm HIV nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Một số trường hợp cần tránh tiêm vắc-xin BCG, bao gồm trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng, hoặc cần cân nhắc kỹ với trẻ sinh non, trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc vừa hồi phục sau một bệnh cấp, hoặc đang mắc các bệnh do virus như cúm, sởi.
3.2. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Khi tiếp xúc với người nghi mắc lao, cần đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm. Luôn che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để hạn chế phát tán vi khuẩn ra môi trường xung quanh. Người mắc bệnh lao cần tuân thủ phác đồ điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời góp phần ngăn ngừa lây lan bệnh cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh không gian sống, đảm bảo phòng ở luôn thông thoáng bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào để đón ánh nắng và gió tự nhiên. Đồ dùng cá nhân, chăn màn, gối của người bệnh nên được phơi nắng thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại, giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

3.3. Điều trị lao tiềm ẩn
Hiện nay có nhiều phác đồ điều trị lao tiềm ẩn an toàn và hiệu quả được khuyến nghị nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn lao trong cơ thể. Phác đồ điều trị bao gồm lịch uống thuốc cụ thể để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn lao, tránh nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn hoạt động. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích xét nghiệm và sàng lọc lao định kỳ cho những người có nguy cơ có thể giúp phát hiện và điều trị sớm.
Lao phổi thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nhưng vẫn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả, nếu phát hiện sớm và tuân thủ điều trị đúng phác đồ. Hiểu rõ bệnh lao phổi là gì, cách lây nhiễm, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.