Phù nề dạ dày nên ăn gì thì mới an toàn cho sức khỏe là băn khoăn của nhiều người. Dưới đây là một số thông tin cần thiết bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây phù nề dạ dày
Nguyên nhân gây ra bệnh phù nề xung huyết dạ dày chủ yếu dẫn đến là do vi khuẩn HP, được cho là một nguyên nhân chính khiến cho người bệnh mắc phải căn bệnh.
Ngoài ra do tác dụng phụ của thuốc khi người bệnh dùng như thuốc giảm đau, thuốc tiêu viêm, cũng như do chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều rượu, bia và hút thuốc lá, nên dẫn đến tình trạng phù nề xung huyết ngày càng trầm trọng hơn.
Những áp lực trong công việc, cũng như trong cuộc sống cũng được cho như một nguyên nhân khiến căn bệnh không bỏ qua bạn.
2. Triệu chứng của phù nề dạ dày
Người bệnh phù nề dạ dày thường có những triệu chứng như:
– Hay gặp nhất đau bụng lúc trước, trong và cả sau khi ăn, mới đầu là các cơn đau âm ỉ, đau quanh rốn sau dần là cơn đau quặn thắt.
– Cảm giác ợ hơi, ợ chua sau khi ăn, nóng rát.
– Buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi cảm giác chán ăn, hay bỏ bữa.
– Mệt mỏi, tâm trạng chán nản
– Nặng hơn là tích tụ các cục máu đông ở thành niêm mạc dẫn đến xuất huyết dạ dày.
3. Phù nề dạ dày nên ăn gì?
Có khá nhiều loại thực phẩm có thể trả lời cho câu hỏi phù nề dạ dày nên ăn gì, cụ thể như sau:
3.1. Các loại rau xanh
Rau xanh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là các loại rau có màu đậm.
Bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cần thiết như: vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi. Người bệnh phù nề dạ dày có thể tham khảo một số loại rau như: cải xanh, cải bắp, măng tây, một số loại rau mùi, rau thơm,… để thêm vào bữa ăn của mình.
3.2. Thực phẩm nhiều protein, ít chất béo
Các loại thức ăn nhiều protein nhưng ít chất béo cũng tốt cho bệnh nhân phù nề dạ dày. Thành phần protein có thể giúp bạn phục hồi các vết sẹo trong dạ dày tá tràng.
Tuy nhiên bạn không nên tiêu thụ những thức ăn giàu protein đồng thời giàu chất béo. Các thực phẩm nhiều chất béo có hại cho dạ dày vì làm tăng tiết acid dạ dày. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm như: thịt nạc, cá, gia cầm, đậu, sản phẩm đậu nành, sữa ít béo,…
3.3. Thực phẩm giàu flavonoid
Các nghiên cứu cũng chỉ ra sử dụng nhiều thực phẩm giàu flavonoid cũng có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm chứa thành phần flavonoid có tác dụng giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày.
Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm như cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, ớt chuông,…
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh phù nề dạ dày nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt tránh để bệnh tiến triển gây nên biến chứng nguy hiểm.