Những điều cần biết về hóc dị vật ở đường thở

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Hóc dị vật ở đường thở rất dễ xảy ra và trong nhiều trường hợp, nếu không được xử lý đúng cách, tai nạn này có thể liên quan đến tính mạng của người bị nạn. Chính vì thế, đừng chủ quan trước vấn đề dị vật. Hãy cùng TCI tìm hiểu về vấn đề này trong bài biết dưới đây và luôn sẵn sàng cho mình những hiểu biết cơ bản, ứng cứu, xử trí phù hợp khi gặp tình huống dị vật đường thở trong đời sống.

Menu xem nhanh:

1. Dị vật khu vực đường thở – những vấn đề chung

1.1. Khái niệm

Đường thở bị hóc dị vật là tình trạng xảy ra khi một vật thể bị mắc kẹt trong đường thở, từ thanh quản đến phế quản phân thùy, gây ra tình trạng khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế cần được xử lý kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em.

vật gây hóc dị ở vật đường thở

Hóc dị vật ở đường thở là tai nạn rất dễ bắt gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn dị vật đường thở như:
– Thói quen cho các vật dụng nhỏ vào miệng, đặc biệt là ở trẻ em, do sự tò mò và chưa nhận thức được nguy hiểm.
– Ăn uống không tập trung, vội vàng, cười nói khi đang nhai thức ăn, hoặc do mang hàm giả lỏng lẻo.
– Một số trường hợp do tai nạn, do phẫu thuật hoặc do các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng nuốt.

Theo các bác sĩ tai mũi họng TCI, các ca cấp cứu hóc dị vật đường thở cho thấy, mọi vật xung quanh chúng ta đều có thể trở thành tác nhân dị vật: đồ chơi trẻ em, đồ dùng hằng ngày (cặp tóc, đồng xu, hạt vòng,…), các loại hạt, các loại thức ăn (xương, vỏ tôm, cua,…), Đặc biệt, ở trẻ em, phản xạ đóng ở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nêm càng dễ bị các dị vật khu vực thanh, khí, phế quản, dẫn đến cấp cứu.

1.2. Nhận biết hóc dị vật ở đường thở

Các triệu chứng ban đầu khi khi hóc dị vật đường thở được gọi là hội chứng xâm nhập (gặp ở khoảng 93% trường hợp), biểu hiện bằng cơn ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, trợn mắt mũi, đôi khi đại tiểu tiện không tự chủ, cơn kéo dài khoảng 3 – 5 phút, sau đó có ba khả năng có thể xảy ra:
– Dị vật được tống ra ngoài nhờ phản xạ bảo vệ của thanh quản.
– Dị vật quá to chèn ép kín tiền đình thanh quản làm cho bệnh nhân ngạt thở, tử vong trước khi đến được bệnh viện.
– Dị vật mắc lại trên đường thở, ở thanh quản, khí quản hoặc phế quản.
Tùy theo vị trí dị vật mắc lại mà trên lâm sàng có các biểu hiện khác nhau.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp phải khi bị dị vật đường thở bao gồm:- Khàn tiếng: hay gặp dị vật thanh quản, khàn tiếng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của dị vật, thời gian dị vật mắc lại.
– Khó thở: nếu dị vật quá to bít lấp đường thở có thể gây ngạt thở cấp.
-Ho: thường là ho khan do bị kích thích đường hô hấp, khi có tình trạng bội nhiễm có thể ho đờm đặc, khạc mủ vàng xanh.
– Sốt: thường xảy ra sau khi hóc dị vật 3-5 ngày do tình trạng bội nhiễm ở đường hô hấp.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp hóc dị đường thở vật đều gặp phải các triệu chứng này. Một số trường hợp có thể chỉ gặp một hoặc hai triệu chứng. Khi nghi ngờ bản thân hoặc ai đó có dị vật đường thở, chúng ta cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế để sẵn sàng phòng ngừa với những tình huống nguy hiểm có thể xảy đến.

1.3. Dị vật đường thở có tự khỏi được không?

Có 3 diễn biến chính với dị vật đường thở: dị vật bị tống ra ngoài, dị vật gây ngạt thở và dẫn đến tử vong, dị vật khu trú ở các vị trí thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Như vậy, trong một số trường hợp, dị vật đường thở có thể xuất hiện và sớm hết các dấu hiệu hóc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong trường hợp người bị nạn cảm thấy các dấu hiệu hóc dị vật đã qua đi, điều này không có nghĩa là dị vật đã được xử lý. Rất có thể, dị vật sẽ vướng mắc ở một khu vực nào đó, dần dần, gây tình trạng viêm nhiễm và sau nhiều ngày, các biểu hiện bệnh lý mới xuất hiện.

Để tránh tình trạng này, khi bị dị vật đường thở, dù trong tình huống các triệu chứng hóc đã qua đi, chúng ta vẫn nên đến các cơ sở y khoa tai mũi họng uy tín để được thăm khám, kiểm tra, xử lý dị vật đúng cách, nhanh chóng khi cần thiết.

khám hóc dị vật ở đường thở

Thăm khám là điều cần thiết khi nghi ngờ dị vật đường thở

2. Xử trí trước tai nạn dị vật đường thở

Nguyên tắc xử trí dị vật đường thở: phải đảm bảo khai thông đường thở, lấy bỏ dị vật càng sớm càng tốt.

Tùy theo từng trường hợp, độ tuổi, thể trạng của người bị nạn mà việc xử trí hóc dị vật đường thở cũng sẽ khác nhau.
– Với tình trạng người bệnh tỉnh táo, các dấu hiệu không quá nghiêm trọng, cần di chuyển người bệnh đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và lấy dị vật ra đúng cách.
– Với các tình trạng nguy kịch, cần gọi cấp cứu, đồng thời, áp dụng các biện pháp sơ cứu để hỗ trợ bảo đảm tính mạng cho người bị nạn.

Những trường hợp cần đến sự cấp cứu y tế gấp khi bị dị vật đường thở có thể kể đến như:
– Trẻ em hoặc người lớn bị hóc và không thể ho hoặc thở được.
– Người bệnh có da xanh tái hoặc mất ý thức.
– Người bệnh có tiếng khò khè dữ dội khi thở.

2.1. Sơ cứu tại chỗ với người bị hóc dị vật ở đường thở

– Sơ cứu ban đầu trong cộng đồng: Cho nạn nhân nằm dốc đầu, vỗ mạnh vào ngực nạn nhân, kích thích cho nạn nhân khóc, nếu dị vật tròn nhẵn sẽ rơi xuống họng hoặc vòm mũi họng, đưa ngón tay trỏ vào họng để kéo dị vật ra.
– Có thể làm nghiệm pháp Heimlich: Khi nạn nhân bị ngạt thở dùng hai bàn tay ép mạnh vào hai bên hạ sườn bệnh nhân 3 – 5 cái, nhằm tạo ra áp lực dương tính trong lồng ngực, hy vọng với áp lực này có thể đẩy được dị vật ra khỏi đường thở. Nhưng lưu ý chỉ làm nghiệm pháp này khi nạn nhân đang bị ngạt thở, nếu không cấp cứu sẽ tử vong trong thời gian ngắn, thực hiện ngoài cơ sở y tế.
– Trong trường hợp người bệnh mất ý thức, bên cạnh việc gọi cấp cứu, hãy thực hiện CPR (hồi sức tim phổi) cho người bệnh.

Cần lưu ý rằng: Không nên móc tay vào cổ họng để lấy dị vật vì có thể khiến dị vật bị đẩy sâu hơn vào trong.

2.2. Điều trị y tế

Tại khoa tai muĩ họng của bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của người bệnh và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị hóc dị vật đường thở phổ biến bao gồm:

– Dùng kẹp: Dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp dị vật ra khỏi đường thở.
– Nội soi: Dùng ống soi để đưa vào đường thở và quan sát trực tiếp vị trí của dị vật, sau đó gắp ra bằng dụng cụ chuyên dụng.
– Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để lấy dị vật ra khỏi đường thở.
Sau khi điều trị, người bệnh cần được theo dõi sức khỏe để đảm bảo không có biến chứng sau quá trình dị vật đường thở.

Ở tuyến y tế không chuyên khoa: Nếu ngạt thở trong cơ sở y tế thì mở khí quản cấp cứu là tốt nhất, cũng có thể đặt nội khí quản hoặc chọc kim 13 qua màng giáp nhẫn, hoặc cũng có thể soi thanh quản bằng ống Mac Intosh gắp dị vật hoặc đẩy dị vật xuống dưới để khai thông đường thở càng sớm càng tốt.

Khi nạn nhân có khó thở:
– Khó thở thanh quản độ II trở lên phải mở khí quản cấp cứu.
Dị vật ở thanh quản hoặc khí quản: Mở khí quản cấp cứu trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
– Dị vật ở phế quản gây suy hô hấp cấp: Cho thở oxy qua masque, có thể bóp bóng hỗ trợ nếu có rối loạn nhịp thở.
Trong mọi trường hợp dị vật đường thở cần phải soi gắp sớm, ít gây nguy hiểm và tai biến khi chưa có các biến chứng như áp xe phổi, xẹp phổi và viêm phổi…
Trong nhiều trường hợp, sau khi soi gắp dị vật cần tiến hành soi hút mủ hoặc soi rửa phế quản, bơm thuốc kháng sinh, giảm viêm vào phế quản.

3. Phòng ngừa đường thở bị hóc

3.1. Đối với trẻ em

– Tránh cho trẻ chơi với các vật dụng nhỏ: Đồ chơi, hạt cườm, pin, v.v.
– Cắt thức ăn thành miếng nhỏ: Đặc biệt là các thực phẩm dai, cứng.
– Giám sát trẻ khi ăn uống: Không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa.

hóc dị vật đường thở ở trẻ

Đề phòng trẻ hóc dị vật ở đường thở trong quá trình vui chơi

3.2. Đối với người lớn

– Chú ý khi ăn uống: Ăn chậm nhai kỹ, không cười nói khi đang nhai.
– Sử dụng hàm giả vừa vặn: Đối với người lớn mang hàm giả.
– Tránh cho trẻ em và người lớn có nguy cơ cao hóc dị vật ăn thức ăn có nhiều mẩu nhỏ: Ví dụ như nho, kẹo dẻo, xúc xích, bỏng ngô, v.v.

Ngoài ra, bạn cũng nên:

– Luôn có sẵn số điện thoại cấp cứu trong tầm tay.
– Học cách sơ cứu hóc dị vật đường thở.
– Nâng cao nhận thức về nguy cơ hóc dị vật đường thở.

Nhìn chung, hóc dị vật ở đường thở là vấn đề không khó gặp. Việc phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ chính mình cũng như những người thân của bạn tránh khỏi tai nạn này. Bên cạnh đó, với hóc dị vật đường thở, cần xử trí đúng cách, sơ cứu kịp thời và có sự kiểm tra, can thiệp của bác sĩ nhằm loại bỏ dị vật. Do đó, khi đối diện với tình huống đường thở bị hóc dị vật, hãy nhanh chóng liên hệ với các cơ quan y tế và phối hợp để hỗ trợ người bị nạn tránh những nguy hiểm mà dị vật đường thở có thể gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital