Những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ không phải phẫu thuật

Thoái hóa là bệnh lý xương khớp khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý thường gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt và cả giấc ngủ của người bệnh. Vậy có thể chữa khỏi hoàn toàn không, hay bệnh nhân sẽ phải chung sống với nó cả đời? Và cách chữa thoái hóa đốt sống cổ là gì? Cùng đi trả lời qua bài viết.

1. Kiến thức tổng quan về thoái hóa đốt sống cổ

Cơ thể mỗi người được ví như một bộ máy, theo thời gian các bộ phận dần bị hao mòn và hoạt động kém đi. Tương tự cột sống cổ cũng vậy, phải chống đỡ đầu, các hoạt động: cổ, vai, gáy trong thời gian dài khiến chúng dần bị suy giảm chức năng, xơ và kém đàn hồi. Những yếu tố này dẫn tới bệnh thoái hóa ở đốt sống cổ. Những đốt sống có nguy cơ cao bị thoái hóa là C5, C6 và C7.

C5, C6 và C7 là 3 đốt có nguy cơ thoái hóa cao nhất

C5, C6 và C7 là 3 đốt có nguy cơ thoái hóa cao nhất

Trước đây, đa phần bệnh nhân thoái hóa là người lớn tuổi do vấn đề cơ thể bị lão hóa. Hiện nay, bệnh lý này đang có dấu hiệu trẻ hóa từng ngày. Nguyên nhân chính là do thói quen và các thói quen sinh hoạt không khoa học thường ngày.

2. Thoái hóa đốt sống cổ có thể chữa dứt điểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Không một phương pháp điều trị nào có thể giúp đốt sống bị thoái hóa trở về trạng thái như ban đầu. Tuy nhiên, việc kiểm soát các triệu chứng và hạn chế mức độ phát triển của bệnh là hoàn toàn có thể.

Chính quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó một số các nguyên nhân khác có thể kể tới như: chế độ dinh dưỡng, chấn thương, lao động nặng, sai tư thế,…Tất cả sẽ khiến cho các bộ phận của cột sống bị tổn thương, biến dạng và thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Bạn cũng không cần quá lo lắng, vì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời. Ngược lại, nếu chủ quan và điều trị không phù hợp có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, mất khả năng hoạt động, bại liệt,…

3. Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia về xương khớp thì khi mắc bệnh lý này bạn cần xác định rõ các mục tiêu điều trị như sau:

– Ngắn hạn: kiểm soát tốt các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra, cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.

– Dài hạn: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cột sống chắc khỏe, làm chậm đi quá trình thoái hóa, ngăn ngừa những tiến triển xấu của bệnh.

Khi xác định được đúng mục tiêu trong điều trị bệnh sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập phù hợp hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng và phục hồi cột sống. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đốt sống cổ mà bạn cần biết:

3.1. Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng biện pháp hành vi

Mục tiêu của biện pháp này chủ yếu là tập trung vào khắc phục các nguy cơ làm cho bệnh có khả năng trở nặng, bằng việc: Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng có khả năng giúp tăng sức khỏe cho xương khớp và cải thiện tình trạng thoái hóa. Một số thực phẩm cần bổ sung:

– Thực phẩm giàu Omega-3. Khi vào cơ thể, acid béo omega-3 sẽ dần chuyển đổi thành prostaglandin-hoạt chất trong phản ứng kháng viêm giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoái hóa. Những thực phẩm giàu omega-3 như: cá thu, cá hồi, cá trích,…

Bổ sung omega-3 thường xuyên cũng là một cách chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Những thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho xương khớp

– Thực phẩm chứa nhiều Canxi: đây là nhóm trực tiếp giúp tăng hệ miễn dịch và chống lão hóa, ngăn ngừa khô khớp. Đặc biệt các loại nấm chứa hoạt chất polysaccharid giúp tăng đề kháng và chống viêm tốt. Từ đó khiến các triệu chứng bệnh dần thuyên giảm.

– Thực phẩm chứa Magie: đây là khoáng chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của cấu trúc xương, và vận chuyển canxi qua màng tế bào. Nếu bổ sung đầy sủ canxi mà thiếu chất dẫn chuyển này thì cơ thể cũng khó hấp thụ canxi. Từ đó làm cho tình trạng thoái hóa dần xấu hơn. Các thực phẩm giàu magie như: socola đen, bơ, chuối, ngũ cốc nguyên hạt,…

– Trái cây các loai như: cam, bưởi, chanh, đu đủ,… nên được bổ sung liên tục vì đây là các nguồn cung cấp men kháng viêm và vitamin C. Ngoài chống oxy hóa, nó còn tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và tăng mật độ xương, giúp các xương nhanh chóng phục hồi sau tổn thương.

Nên hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và hạn chế dùng rượu bia. Vì những thứ này đều gây nguy hại cho hệ xương khớp của bạn.

3.2. Thay đổi thói quen và tăng cường thể dục

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Để giảm các cơn đau nhức từ thoái hóa bạn cũng có thể hình thành cho bản thân những thói quen như:

– Nghỉ ngơi điều độ: nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể khi xuất hiện cơn đau. Nằm nghiêng, ngửa trên đệm mềm giúp giảm áp lực lên cổ và xoa dịu cơn đau.

– Chườm nóng: các tác động của nhiệt độ sẽ giúp đĩa đệm, cơ và dây thần kinh được thư giãn. Điều này làm giảm các cơn đau và căng cơ ở cổ, bả vai. Nên sử dụng khăn ấm và để khoảng 20 phút. Nhiệt độ phù hợp để áp dụng biện pháp này là: 50-60 độ C để tránh bỏng da.

– Xoa bóp: thoái hóa có thể gây ra các cơn co thắt. Để cải thiện, bạn có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng để chỗ đau được thư giãn. Ngoài ra điều này còn giúp tăng lưu thông khí huyết và cải thiện khả năng vận động.

Xoa bóp cũng là cách chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp giải tỏa căng cứng và giảm đau

– Thể dục: thường xuyên luyện tập cũng là một cách hữu hiệu trong điều trị và kiểm soát thoái hóa. Cách này giúp xương khớp được linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, luyện tập cũng cần thực hiện điều độ và có hướng dẫn cụ thể.

3.3. Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là một trong những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ rất phổ biến hiện nay. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:

– Thuốc giảm đau, chống viêm: ở mức độ nhẹ paracetamol là loại thuốc được chỉ định đầu tiên. Khi tình trạng bệnh nặng hơn bác sĩ có thể kê đơn một số NSAID: Diclofenac, meloxicam,…

– Thuốc corticoid: tác dụng làm giảm đau, chống viêm với mức độ đau nhức nặng và các loại thuốc trên không còn tác dụng. Corticoid có thể sử dụng tiêm trực tiếp vào chỗ đau theo chỉ định. Một số thuốc bạn có thể biết như: Prednisolon, Methylprednisolon,…

Thuốc giãn cơ: giúp giãn cơ, giảm co thắt gân và khắc phục tình trạng căng cứng, đem lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh. Một số loại giãn cơ được dùng hiện nay: cyclobenzaprine, Tolperisone,…

Chú ý: việc sử dụng thuốc sẽ đem đến kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn: loét dạ dày, ảnh hưởng đến gan, thận,… Vì vậy mọi người cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro.

Thoái hóa đốt sống cổ khó để chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Nhưng nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa khả năng phát triển của bệnh. Vì vậy, nếu thấy có những vấn đề bất thường bạn cần nhanh chóng thăm khám để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital