Viêm trực tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó tìm hiểu về nguyên nhân viêm trực tràng sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn!
Menu xem nhanh:
1. Viêm trực tràng là tình trạng gì?
Trực tràng là một cơ quan của hệ tiêu hóa, dài từ 11 đến 15cm, nối giữa đại tràng và ống hậu môn, có chức năng giữ chất thải và tham gia quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.Vì là cơ quan chứa chất cặn bã của cơ thể nên trực tràng dễ bị tổn thương và có nguy cơ bị viêm rất cao. Viêm trực tràng là tình trạng các mô lót tại đây bị tổn thương, sưng viêm. Bệnh lý này làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của đường ruột và gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân viêm đại tràng và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Viêm trực tràng được chia thành 2 loại bao gồm viêm trực tràng cấp tính và viêm trực tràng mãn tính, trong đó:
Viêm trực tràng cấp tính: Là giai đoạn khởi phát, những tổn thương mới chỉ xuất hiện tại lớp niêm mạc trên cùng.
Viêm trực tràng mãn tính: Là giai đoạn nặng khi mà các tổn thương lan sâu vào thành trực tràng.
Đây là bệnh lý rất phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời, có thể triển thành trung thư trực tràng.
2. Nguyên nhân viêm trực tràng cụ thể là gì?
Theo thống kê có rất nhiều nguyên nhân được cho là trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bệnh viêm trực tràng, cụ thể có thể kể đến các nguyên nhân chính như sau:
2.1. Lạm dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân viêm đại tràng rất phổ biến
Tác dụng chính của thuốc kháng sinh trong điều trị là ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Nhưng việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng loại thuốc không phù hợp dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh mẽ, nhất là hại khuẩn Clostridium difficile, chúng tiết ra chất độc gây trực tràng.
2.2. Nguyên nhân viêm trực tràng đến từ thói quen ăn uống không lành mạnh
– Thói quen ăn uống thiếu xấu như nhịn đói, ăn quá no, ăn khuya, bỏ bữa sáng, ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn cay nóng… Thường xuyên ăn thức ăn tái, sống, không đảm bảo vệ sinh, uống rượu bia và hút thuốc lá đều khiến trực tràng dễ bị kích ứng, tăng tiết dịch, thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có hại phát triển gây viêm và loét trực tràng.
– Bên cạnh đó, thói quen ăn uống mất vệ sinh có thể tạo điều kiện cho một số vi khuẩn có hại tấn công đường ruột và gây viêm như vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter…
– Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm loét trực tràng
2.3. Một số nguyên nhân khác gây viêm trực tràng
– Một số vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục khi không sử dụng pháp bảo vệ như khuẩn lậu cầu, vi khuẩn Herpes, Chlamydia,… hoặc giao hợp qua đường hậu môn sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh từ bên ngoài di chuyển vào ống trực tràng rồi gây viêm nhiễm tại cơ quan này.
– Mắc các bệnh đường tiêu hóa khác như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng cũng có thể dẫn đến viêm trực tràng.
– Các bệnh nhân thực hiện phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư gần trực tràng (như xạ trị ung thư tiền liệt tuyến, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…) có khả năng bị viêm trực tràng cao hơn. Triệu chứng của viêm trực tràng thường xuất hiện sau khoảng vài tháng hoặc vài năm sau sau xạ trị.
– Bệnh có yếu tố gia đình. Nếu thành viên trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý về trực tràng như polyp đại tràng, đa polyp… thì bạn cũng có khả năng cao bị viêm trực tràng.
– Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực hoặc trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân hình thành bệnh tiêu hóa, trong đó bao gồm viêm trực tràng.
3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm trực tràng
Ở cả thể cấp tính và mãn tính, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng bao gồm:
– Triệu chứng đau ở vùng bụng dưới và hậu môn.
– Người bệnh bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc nát, qua quan sát thấy phân có lẫn máu và dịch nhầy, cảm thấy đau khi đi đại tiện.
Viêm trực tràng nếu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
– Người bệnh bị thiếu máu: Do trực tràng bị xuất huyết kéo dài có thể gây thiếu máu dẫn đến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau đầu, da xanh xao và thiếu năng lượng.
– Biến chứng loét trực tràng: Nếu không được điều trị, tình trạng viêm có thể trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến những vết loét. Loét trực tràng nếu không tiến hành điều trị có thể gây xuất huyết nặng nề, ăn mòn vào thành ruột gây ra thủng trực tràng. Thủng trực tràng khiến chất thải tràn vào ổ bụng gây nhiễm trùng toàn thân, có thể gây tử vong.
– Viêm trực tràng mãn tính, kéo dài nhiều năm làm tăng nguy cơ gây ung thư trực tràng.
4. Cách điều trị bệnh viêm trực tràng
Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
4.1. Điều trị viêm trực tràng bằng phương pháp nội khoa (thuốc tây y)
– Trường hợp viêm trực tràng do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh.
– Nếu nguyên nhân gây bệnh là do bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh nhân có thể dùng thuốc chống viêm được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc đặt hậu môn.
– Trường hợp xạ trị ung thư dẫn đến viêm trực tràng nhẹ, bệnh nhân không cần điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp bệnh nặng, gây đau, chảy máu nhiều có thể dùng thuốc kháng viêm Steroids
Lưu ý: Người bệnh chỉ được dùng thuốc điều trị sau khi được thăm khám và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.
4.2. Điều trị viêm trực tràng bằng phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật)
– Trong trường hợp viêm trực tràng mức độ nặng, tổn thương gây phình đại tràng…, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm phẫu thuật loại bỏ những tế bào mô bị tổn thương trên ống trực tràng.
– Trường hợp viêm loét lan rộng trên nhiều bề mặt hoặc tổn thương ung thư sớm thì bác sĩ có thể xem xét đến việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ trực tràng.
Nguyên nhân viêm trực tràng rất đa dạng, trong đó có những nguyên nhân chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được như thay đổi chế độ ăn, loại trừ căng thẳng. Bên cạnh đó, chủ động thăm khám định kỳ để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.