Viêm loét dạ dày là căn bệnh rất nhiều người mắc, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Tìm hiểu về cách chữa loét dạ dày là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng về căn bệnh này!
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây loét dạ dày và triệu chứng của bệnh
– Loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc tế bào dạ dày xuất hiện các tổn thương loét. Những tổn thương có khi ăn sâu vào lớp thành dạ dày gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn.
– Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người già với 60% tổng số ca bệnh.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
– Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn rất đặc biệt vì sau khi xâm nhập vào cơ thể người chúng sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sinh sôi phát triển với số lượng nhiều và tiết ra độc tố làm lớp niêm mạc mất khả năng chống lại acid dẫn đến tổn thương viêm loét tại đây.
– Do bạn thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm: Các loại thuốc này khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét. Nếu sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài và liều cao còn có thể dẫn đến nguy cơ thủng dạ dày.
– Do căng thẳng, lo âu: Những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, lo lắng, thù hận hay những áp lực trong cuộc sống và công việc làm cho dạ dày tăng tiết acid dẫn đến viêm loét.
– Ăn uống và sinh hoạt không khoa học: Việc ăn uống không đúng bữa, không hợp lý, ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu, ăn đồ chua khi dạ dày rỗng hay uống quá nhiều rượu… dẫn đến dịch vị dạ dày tăng tiết, phá vỡ lớp bảo vệ niêm mạc gây viêm loét dạ dày.
– Ngoài ra, viêm loét dạ dày có thể do các nguyên nhân khác như: tự miễn hoặc do hóa chất…
1.2. Các triệu chứng loét dạ dày
– Người bệnh bị các cơn đau bụng vùng thượng vị.
– Các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ rát, nôn và buồn nôn xuất hiện với tần suất dày đặc.
– Dạ dày bị loét sẽ không làm tốt vai trò của nó dẫn đến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
– Ngoài ra, người bệnh bị mất ngủ, ngủ chập chờn do viêm loét dạ dày gây đau.
2. Cách chữa loét dạ dày hiệu quả như thế nào
2.1. Cách chữa loét dạ dày bằng thuốc
Người bệnh khi có triệu chứng cần gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như xác định tình trạng, giai đoạn của bệnh. Dựa vào các chẩn đoán này bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp. Thông thường, các nhóm thuốc điều trị loét dạ dày gồm có:
– Nhóm thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày tá tràng.
– Nhóm các thuốc giúp giảm tiết acid dạ dày.
– Nhóm thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng giúp ngăn chặn bài tiết acid HCL.
– Nhóm các thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, khu trú ổ loét.
– Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn HP.
Lưu ý đặc biệt: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày khi chưa thăm khám và được chỉ định bởi bác sĩ. Khi uống thuốc do bác sĩ kê đơn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng.
2.2. Cách chữa loét dạ dày hiệu quả – đừng quên tái khám đúng hẹn
– Sau một đợt điều trị, bệnh viêm loét dạ dày sẽ có chuyển biến khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Điều này còn phụ thuộc vào tùy chế độ sinh hoạt, cơ địa và tình trạng bệnh nhân. Vì vậy, để có thể kiểm soát tốt bệnh lý viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn để được bác sĩ đánh giá tình trạng phục hồi của dạ dày.
– Thông thường một đợt điều trị, người bệnh sẽ sử dụng thuốc trong khoảng 2 – 4 tuần. Sau khi thăm khám lại. nếu bệnh loét dạ dày ổn định, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ, ngăn ngừa tình trạng tái phát.
2.3. Phương pháp hỗ trợ chữa loét dạ dày tại nhà
Sau khi điều trị thuốc tây ổn định, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như:
– Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong để hỗ trợ điều trị giảm đau, chống viêm, giảm tiết acid, chống loét dạ dày.
– Sử dụng nước ép nha đam giúp người bệnh giảm đầy hơi, nhuận tràng…
– Sử dụng bột nghệ đen pha với nước ấm uống mỗi ngày có tác dụng kích thích tiêu hóa và ngăn tiết dịch vị…
2.4. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lối sống tích cực
Loét dạ dày có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh.Do đó, thay đổi được những điều này giúp cải thiện rất nhiều tình trạng bệnh và là biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Người bệnh nên bổ sung trái cây tươi, rau xanh tươi và ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn.
– Người bệnh cần kiêng không uống bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá…
– Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, không được bỏ bữa, ngủ đủ 8 giờ/ngày, không thức khuya.
– Không được ăn các thực phẩm và gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng…
– Không được ăn các thực phẩm chua, lên men như cà muối, dưa muối hay ăn các loại quả chua khi bụng đói như cam, chanh, bưởi, chuối tiêu…
– Luôn giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ căng thẳng và lo âu.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng và sức khỏe như đi bộ, yoga, bơi lội…
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh loét dạ dày bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa loét dạ dày hiệu quả hiện nay. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý dạ dày tá tràng, bạn nên đi khám sớm để quá trình chữa trị đơn giản và ít tốn kém hơn.