Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Căn cứ vào các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP
Đây là loại vi khuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cư trú dưới lớp niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn HP tiết ra một số chất kích thích khiến dịch axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Tình trạng dư thừa dịch axit trong dạ dày sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra viêm loét.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, vi khuẩn HP sinh trưởng và phát triển mạnh trong dạ dày, khiến bệnh viêm loét trầm trọng hơn. Đặc biệt vi khuẩn này có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày. Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm không tốt như thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng… sẽ gây ảnh hưởng tơi dạ dày.
Ngoài ra, nếu có thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện tử, ăn đêm hoặc ăn quá no, để bụng quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức gây tình trạng đầy hơi, khó chịu…
Nghiện rượu bia, thuốc lá
Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại như nicotin gây kích thích cơ thể tiết nhiều cortisol – tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Nếu thường xuyên uống các loại đồ uống có cồn sẽ gây ức chế sự tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét.
- Lạm dụng thuốc
Việc sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không steroid sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính và mạn tính. Các loại thuốc này còn gây hại cho dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Căng thẳng, stress, mệt mỏi
Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid trong dạ dày tăng cao, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
2. Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày
Để có biện pháp phòng viêm loét dạ dày hiệu quả cần phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh.
Chế độ ăn uống
Nên ăn điều độ, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.
Cần ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng được chế biến chín kỹ.
Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột mỳ, cơm…; nên ăn nhiều rau xanh như: rau mồng tơi, rau dền, rau đay…
Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái…
Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, hoa quả có vị chua, dưa hành, dưa cà muối chua, thức ăn lên men.
Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia bởi chúng có thể gây kích ứng và làm xói mòn lớp niêm mạc của dạ dày, gây viêm và chảy máu.
Chế độ sinh hoạt hàng ngày
Tuyệt đối không hút thuốc bởi thuốc lá gây trở ngại cho niêm mạc bảo vệ dạ dày, làm cho dạ dày dễ bị viêm cũng như dễ hình thành các vết loét.
Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, vận động hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe, hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Cần tránh lo âu, căng thẳng, mệt mỏi vì stress trong cuộc sống hàng ngày.