Tràn dịch màng phổi ở trẻ em luôn nguy hiểm hơn so với người trưởng thành, bởi cơ địa trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch kém, bệnh thậm chí có thể gây suy hô hấp, tử vong nếu không được điều trị kịp thờ
Tính phổ biến và mức độ nguy hiểm của tràn dịch màng phổi xảy ra ở trẻ em khiến các bậc cha me lo lắng, và việc phòng ngừa bệnh cho trẻ luôn được quan tâm.Tuy nhiên, để giúp trẻ phòng ngừa bệnh, cha mẹ cần nắm rõ yếu tố nguy cơ, hay nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi ở trẻ, từ đó có chế độ chăm sóc phù hợp giúp trẻ ngừa bệnh
Menu xem nhanh:
1. Các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi ở trẻ gồm:
1.1 Nguyên nhân trong phổi
Tràn dịch màng phổi do nhiễm trùng: Thường thứ phát sau các thương tổn phổi như viêm phổi, viêm màng phổi, ung thư phổi hoại tử hoặc bội nhiễm, áp-xe phổi vỡ vào xoang màng phổi, hoặc có thể từ các cơ quan lân cận như gan, màng tim, trung thất,…
Trẻ bị suy tim: Suy tim gây ứ máu tĩnh mạch dẫn tới hiện tượng thoát dịch ra ngoài thành mạch máu theo đó gây nên tình trạng tràn dịch màng phổi.
Virus và vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn gây mủ như tụ cầu, liên hoàn, phế cầu. cùng các loại virut tiên phát hoặc thứ phát. Một số bệnh ung thư như: Phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn của chúng vào phổi cũng gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tăng ure huyết, Saccoidose, thương tổn ống ngực vỡ vào màng phổi cũng có thể gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp, dị ứng, chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực, tai biến chọc dò màng phổi, …
1.2 Nguyên nhân ngoài phổi và màng phổi
Nguyên nhân ngoài phổi thường gặp là do các bệnh lý ở tim như suy tim, xơ gan, suy thận, hội chứng thận hư, trẻ bị suy dinh dưỡng, bệnh tự miễn,…
Tuy nhiên, tràn dịch màng phổi ở trẻ thường gặp nhất là do vi khuẩn sinh mủ, thường gặp là phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, E.coli, Klebsilla pneumoniae,…
Từ những nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi ở trẻ nêu trên, để giúp trẻ phòng ngừa bệnh, các cha mẹ cần đảm bảo chăm sóc trẻ khoa học, từ chế độ ăn uống, vui chơi hàng ngày của trẻ. Đặc biệt, cần điều trị dứt điểm các bệnh ho, cảm cúm thông thường, tránh để bệnh có cơ hội biến chứng gây nguy hiểm. Ngoài ra, việc điều trị bệnh cần được đảm bảo theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.