Nguyên nhân đau dạ dày và hướng dẫn trị bệnh đúng cách

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân đau dạ dày: do vi sinh vật, chế độ ăn uống không hợp lý, yếu tố tâm lý, nguyên nhân bệnh lý, lạm dụng việc dùng thuốc Tây,…

1. Nhận biết cơn đau dạ dày

Đau dạ dày rất phổ biến và có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày đến từ các vấn đề như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, cảm giác buồn nôn hoặc nôn,…

Có 3 vị trí đau vùng bụng phổ biến ở người mắc chứng đau dạ dày cần lưu ý:

– Đau vùng bụng thượng vị: Thượng vị nằm trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau thượng vị ở người bệnh đau dạ dày có thể dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài tùy vào theo mức độ bệnh tình. Cơn đau xuất phát từ thượng vị rồi lan sang vùng ngực hoặc lan ra sau lưng.

– Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa là vùng bụng quanh rốn. Cơn đau quặn thắt hoặc có thể chỉ là đau âm ỉ nhưng kéo dài. Vùng bụng giữa chứa nhiều cơ quan nội tạng nên khá khó để phân biệt các bệnh lý. Với người bệnh đau dạ dày, cùng với cơn đau bụng người bệnh thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng,…

– Đau vùng bụng dưới bên trái: Người bệnh đau dạ dày thường bị đau khi đói, ăn vào sẽ đỡ đau nhưng sẽ có cảm giác tức bụng, nóng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Nhận biết cơn đau dạ dày

Cơn đau dạ dày thường được nhận biết qua vị trí và đặc điểm của cơn đau.

2. Tìm hiểu về những nguyên nhân đau dạ dày

2.1. Nguyên nhân đau dạ dày chính từ hoạt động của vi sinh vật

Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây là nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày, các trường hợp nặng khiến người bệnh đau bụng quằn quại và có thể xuất hiện biến chứng chảy máu tiêu hóa.

Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến là hoạt động của vi khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter pylori). Vi khuẩn HP để tồn tại ở môi trường axit dạ dày cực mạnh sẽ tiết thêm men urease phân hủy urease thành amoniac. Chính chất này cùng với các độc tố tế bào cytokine sẽ dần dần phá hủy chất nhầy dạ dày cũng là lớp bảo vệ thành niêm mạc. Từ đó, dạ dày dễ hình thành các tổn thương gây đau và bệnh viêm loét.

2.2. Đau dạ dày đến từ thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống thiếu khoa học trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng đau dạ dày. Những thói quen xấu trong ăn uống thường mắc phải như sau:

– Ăn uống không điều độ, ăn không đúng giờ đúng bữa, ăn quá khuya.

– Ăn quá no trong một bữa hoặc để bụng quá đói.

– Ăn nhiều đồ chua, đồ ăn chiên qua dầu, đồ ăn cay nóng.

– Không tập trung khi ăn, nhiều người có thói quen vừa ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, làm bài, chơi game, học bài,…

– Dùng các thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, thực phẩm ôi thiu, bị hư hỏng,…

– Sử dụng quá độ rượu bia, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích.

Tất cả những thói quen ăn uống không khoa học nêu trên đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày nói riêng và cả hệ tiêu hóa nói chung. Vì thế, mỗi người cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, điều độ để tránh cơn đau dạ dày cũng như những bệnh tiêu hóa thường gặp khác.

2.3. Yếu tố tâm lý

Những người thường xuyên phải chịu áp lực, bị căng thẳng sẽ có nguy cơ đau dạ dày cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do khi bị căng thẳng, áp lực sẽ khiến dạ dày tăng co bóp và tăng tiết dịch. Từ đó gây mất cân bằng acid và dẫn đến tình trạng tự bào mòn niêm mạc gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Nguyên nhân đau dạ dày do căng thẳng

Làm việc căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày.

2.4. Nguyên nhân đau dạ dày từ bệnh lý tiêu hóa khác

Một số bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa không chỉ gây đau dạ dày mà còn ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như: viêm ruột, viêm hoặc ung thư tuyến tụy, bệnh túi mật, hội chứng ruột kích thích,… Ngoài ra, đau dạ dày cũng có thể là hậu quả của các bệnh lý tuyến giáp do tuyến này có nhiệm vụ điều khiển chức năng tiêu hóa ở dạ dày.

2.5. Do dùng thuốc Tây quá độ

Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid và nhóm thuốc kháng sinh liều cao khi đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ức chế hệ vi sinh vật trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như bệnh viêm loét dạ dày, biến chứng xuất huyết dạ dày,….

3. Điều trị đúng cách – xử lý nhanh bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày không khó điều trị song bệnh lại rất dễ mắc và có thể gặp phải nhiều lần. Vì vậy, việc điều trị thường cần nhiều thời gian và không quên thực hiện phòng bệnh đúng cách ngay cả khi đã điều trị khỏi đau dạ dày.

Đối với người bệnh đau dạ dày, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định điều trị đúng cách. Thông thường, người bệnh sẽ áp dụng điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học.

3.1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc có tác dụng trung hòa nồng độ axit dạ dày nhằm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, khó tiêu do dư thừa axit. Tùy vào trường hợp bệnh cụ thể, nguyên nhân đau dạ dày mà người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc điều trị tương ứng.

Lưu ý, người bệnh không nên tự ý mua thuốc giảm đau khi không có chỉ định. Dùng thuốc đau dạ dày thường sẽ có các tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy nếu dùng sai thuốc không chỉ không giúp thuyên giảm bệnh tình mà còn làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Trên hết, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chỉ định đơn thuốc và hướng dẫn điều trị đúng cách, hiệu quả.

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc

Việc điều trị đau dạ dày bằng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi đã tiến hành thăm khám.

3.2. Thực hiện nghiêm túc theo chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn và sinh hoạt có ảnh hưởng rất nhiều thậm chí là quyết định tới hiệu quả điều trị đau dạ dày. Vì thế, hãy xây dựng cho mình một thói quen sống khoa học, hợp lý:

– Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi cùng nhóm thức ăn tốt cho dạ dày.

– Hạn chế ăn các đồ cay nóng, không nên ăn nhiều đồ chua.

– Lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, hợp an toàn vệ sinh.

– Hạn chế sử dụng rượu bia, nước có gas cũng như nhóm thức uống có chất kích thích.

– Vận động thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

– Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

– Tránh thức khuya, tránh bị căng thẳng.

Như vậy, hiểu về các nguyên nhân đau dạ dày giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh và điều trị bệnh đúng cách. Mỗi người nên thực hiện lối sống khoa học, chủ động thăm khám khi cần giúp ngăn ngừa đau dạ dày hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital