Mổ sỏi thận nội soi hay còn gọi là phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi thận. Đây là một trong những phương pháp điều trị ít xâm lấn, hiệu quả cao. Cần lưu ý gì khi thực hiện, bài viết dưới đây sẽ mang lại cho bạn cách nhìn tổng quát nhất.
Menu xem nhanh:
1. Mổ sỏi thận nội soi là gì?
Mổ sỏi thận nội soi là kỹ thuật loại bỏ sỏi tiết niệu ít xâm lấn. Kỹ thuật này ngày càng được áp dụng phổ biến và rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Quá trình loại bỏ sỏi tiết niệu chỉ thông qua một vết rạch rất nhỏ trên da. Bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ đường kính khoảng 5mm từ lưng tiếp cận vị trí có sỏi. Dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường hầm vừa tạo. Dưới sự hướng dẫn của camera gắn trên đầu ống nội soi, hiện thị phóng đại trên màn hình, bác sĩ điều khiển để thực hiện loại bỏ sỏi.
Đây là một kỹ thuật lấy sỏi cao, xâm lấn cực ít khi vết rạch trên da chỉ 5mm. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm rất vượt trội: Tỷ lệ lấy sạch sỏi cao, bảo toàn tối đa chức năng thận, người bệnh ít đau, nhanh hồi phục…
2. Mổ sỏi thận nội soi được chỉ định khi nào?
Mổ nội soi sỏi thận được chỉ định khi bệnh nhân có những yếu tố sau:
– Người bệnh bị sỏi thận có những triệu chứng đau lưng, đau hông kéo dài. Đồng thời có những cơn đau quặn thận, tiểu ra máu, tiểu buốt… Bệnh nhân bị sốt do nhiễm trùng đường tiểu kéo dài…
– Người bệnh có sỏi thận đường kính lớn, từ 1cm trở lên.
– Bệnh nhân đã sử dụng các phương pháp tán sỏi khác mà chưa loại bỏ hết.
Việc đưa ra chỉ định được xác định thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng. Bác sĩ nắm rõ vị trí, kích thước của sỏi trong nhu mô thận trước khi tiến hành can thiệp.
3. Những lưu ý quan trọng khi tiến hành mổ sỏi thận nội soi
3.1. Chú ý trước mổ sỏi thận nội soi
Bước đầu người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Từ các chỉ định cận lâm sàng như xét nghiệm máu, nước tiểu; siêu âm; chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính… Bác sĩ tư vấn về phương pháp loại bỏ sỏi thận phù hợp.
Bệnh nhân thông báo cho bác sĩ về các vấn đề tiền sử sức khỏe: Có vật cấy ghép trong người, những loại thuốc đang uống, bệnh mãn tính đang điều trị…
Bệnh nhân không ăn uống trong 6 giờ trước khi thực hiện can thiệp loại bỏ sỏi.
3.2. Chú ý vào ngày thực hiện mổ sỏi thận nội soi
Bác sĩ phẫu thuật kiểm tra lại một lượt toàn bộ các quy trình để đảm bảo cuộc phẫu thuật đảm bảo an toàn:
– Khai thác tiền sử và các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng nếu có.
– Thảo luận với bệnh nhân về phương pháp phẫu thuật, kỹ thuật vô cảm… để xác nhận sự đồng ý của bệnh nhân.
3.3. Chú ý sau thực hiện mổ sỏi thận nội soi
Quá trình loại bỏ sỏi có thể diễn ra trong 1 đến 3 giờ. Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào vị trí và kích thước sỏi. Sau đó, bệnh nhân lưu viện trong khoảng thời gian 3 đến 4 ngày để theo dõi.
Bác sĩ tiến hành thăm khám mỗi ngày cho bệnh nhân. Có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp X-quang hệ tiết niệu hoặc chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra sỏi đã sạch chưa.
Bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện cho bệnh nhân để mau phục hồi.
4. Những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện mổ sỏi thận qua da
Với bất cứ một can thiệp ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Các biến chứng sau mổ tán sỏi nội soi bao gồm:
– Có thể bị chảy máu vết mổ, nhiễm trùng tại vết mổ.
– Nguy cơ tụ máu bên trong ổ bụng.
– Ảnh hưởng các tạng liên quan như lá lách, gan, tụy…
Mổ sỏi thận nội soi là một kỹ thuật khó đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ cao. Đồng thời các phương tiện máy móc hỗ trợ hiện đại cũng quan trọng không kém. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín chính là cách để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra những biến chứng không mong muốn.
5. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận nội soi
Sau thực hiện loại bỏ sỏi thận, phương pháp chăm sóc hỗ trợ quan trọng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục. Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Phạm Huy Huyên (Phó giám đốc Hệ thống y tế Thu Cúc TCI phụ trách Ngoại tiết niệu) đưa ra những lời khuyên chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật (thời điểm xuất viện về nhà) như sau:
– Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc và lịch tái khám.
– Chế độ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh để dễ tiêu hóa, chống hình thành sỏi. Thức ăn chế biến dạng mềm hoặc lỏng giúp dễ tiêu hóa. Cung cấp cân đối các nhóm thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
– Có thể xuất hiện tình trạng đau nhói khi đi tiểu. Bạn cần uống nhiều nước để vụn sỏi dễ dàng tống xuất ra bên ngoài hơn.
– Bạn có thể trở lại các sinh hoạt bình thường trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau tán sỏi.
– Nếu thấy có bất kỳ một dấu hiệu bất thường sau mổ sỏi thận nội soi như sốt cao, đau không giảm, vết mổ chảy máu/dịch… cần đến ngay bệnh viện.
6. Một vài cách phòng bệnh sỏi thận hiệu quả?
Từ bỏ các thói quen không tốt là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
– Giảm muối trong khẩu phần ăn, khi nấu nướng.
– Hạn chế bổ sung đạm từ thịt đỏ, nên bổ sung thịt từ các loại gia cầm.
– Giảm đường trong chế độ ăn, hạn chế uống nước ngọt…
– Sử dụng những thực phẩm tốt phòng bệnh thận như: trái cây họ cam, súp lơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá thịt trắng…
– Duy trì thói quen vận động và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Nên đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông…
Mổ sỏi thận nội soi là một phương pháp điều trị sỏi thận tối ưu hiện nay. Với nhiều ưu điểm, phương pháp này đang được áp dụng rất rộng rãi. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI làm chủ công nghệ tán sỏi qua da đường hầm nhỏ (mổ sỏi thận nội soi) với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại. Đồng thời chi phí hợp lý, được áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín cho hàng vạn khách hàng thăm khám và điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu.