Đau dây thần kinh tọa ít nhiều làm suy giảm khả năng vận động và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Cách chữa đau dây thần kinh tọa khá đa dạng tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân. Cùng tham khảo bài viết dưới đây về các phương pháp điều trị căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Các cách chữa đau dây thần kinh tọa theo lời khuyên từ chuyên gia
1.1. Cách chữa đau dây thần kinh tọa – chườm lạnh hoặc chườm nóng
Nếu cơn đau chỉ vừa mới xuất hiện và chưa nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể áp dụng cách chữa bệnh đau dây thần kinh tọa đầu tiên là chườm nóng hoặc chườm lạnh.
– Chườm lạnh: đặt một túi nước đá trong khăn sạch và đặt lên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Bệnh nhân nên thực hiện lặp lại ngày một vài lần.
– Chườm nóng: sử dụng túi chườm nóng, đèn sưởi ở chế độ thấp nhất và chườm lên vùng bị đau sưng. Chú ý nhiệt độ vừa phải để tránh gây ra tình trạng bỏng rát.
Nếu cơn đau kéo dài và xuất hiện nhiều hơn, bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp này.
1.2. Cách chữa đau dây thần kinh tọa sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị đau thần kinh tọa là:
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), có thể là ibuprofen hoặc naproxen.
– Steroid đường uống.
– Thuốc chống co giật, có thể là gabapentin.
– Loại thuốc chống trầm cảm ba vòng amitriptylin.
– Thuốc giảm đau opioid, tramadol hoặc oxycodone là 2 loại thuốc phổ biến.
Tất cả các loại thuốc điều trị bệnh này phải được kê đơn bởi bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc vì sẽ gây ra tác dụng phụ và các biến chứng nguy hiểm.
1.3. Bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng
Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng có thể cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tập luyện đều đặn với cường độ tăng lên mỗi ngày. Ban đầu nên tập với chuyên gia hoặc tại các cơ sở uy tín để đảm bảo đúng tư thế. Sau khi đã quen thì bệnh nhân có thể tự tập tại nhà để cải thiện kết quả nhanh hơn.
– Bài tập 1: đứng thẳng sát chân cầu thang sau đó đưa 1 chân để lên bậc thang đầu thang. Từ từ vươn người về phía trước và giữ cho cột sống lưng thẳng và hít sâu trong vòng 30 giây. Kết thúc động tác và trở về tư thế giữ nguyên ban đầu. Tiếp tục đổi chân và thực hiện tương tự mỗi bên 3 lần. Việc kéo thẳng cột sống lưng giúp xoa dịu cơn đau và giảm áp lực cho dây thần kinh tọa.
– Bài tập 2: nằm ngửa ra và duỗi chân thẳng. Sau đó cong chân trái lên và vắt chéo sang bên phải, mắt cá chân trái đặt cạnh đầu gối bên phải. Tiếp theo 2 tay giữ đùi trái và kéo cong người về phía trước. Bạn giữ tư thế trong 30 giây và trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.
1.4. Cải thiện cơn đau bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị hiệu quả, mục đích của nó bao gồm:
– Tăng cường sức mạnh cho cột sống và các cơ vùng lưng, bụng, hông.
– Tăng cường sức mạnh toàn bộ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
– Kéo căng các gân, cơ bị cứng từ đó giúp giảm đau.
– Tăng cường trao đổi chất dinh dưỡng, tăng sức bền cho cơ thể.
Việc vận động đều đặn rất tốt cho người bị đau thần kinh tọa vì sẽ tránh được biến chứng khi ngồi hoặc nằm quá lâu. Tuy nhiên người bệnh nên tùy vào sức khỏe cá nhân để nghỉ ngơi và hoạt động phù hợp, tránh tập quá sức khiến bệnh nặng hơn.
Người bệnh cần tìm đến các chuyên gia y tế đã qua đào tạo, chẳng hạn như: bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ chỉnh hình, huấn luyện viên thể thao có chứng chỉ để có kết quả điều trị khả quan.
1.5. Tiêm ngoài màng cứng
Nếu tình trạng đau nhức không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm ngoài màng cứng. Đây là mũi thuốc steroid tiêm vào cột sống dành cho những người xuất hiện cơn đau hơn 6 tháng. Phương pháp này sẽ có những ưu, nhược điểm riêng nên bạn nên trao đổi chi tiết trước khi tiêm.
1.6. Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp được công nhận có hiệu quả trong việc điều trị đau thần kinh tọa. Tuy nhiên bạn nên tìm chuyên gia châm cứu có tay nghề cao, uy tín và được cấp phép để hạn chế rủi ro.
1.7. Massage có thể cải thiện cơn đau thần kinh tọa
Massage không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn giúp giảm đau, cải thiện vận động của lưng dưới. Massage còn giúp máu lưu thông, khiến tâm trí khoan khoái, có tác dụng không nhỏ trong việc điều trị.
1.8. Phẫu thuật
Phẫu thuật được cân nhắc thì tình trạng đau, nhức kéo dài và các phương pháp điều trị nội khoa khác không đem lại kết quả.
2. Một số triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng bệnh nhân cần lưu tâm
Thông thường bệnh đau thần kinh tọa khiến người bệnh đau đớn, nhức mỏi nhưng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi xuất hiện cơn đau người bệnh cũng nên đi khám với bác sĩ Cơ xương khớp để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau thì bạn nên cẩn trọng và đi khám bác sĩ ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã tiến triển nặng và kéo theo các bệnh lý khác.
– Sốt
– Tiểu tiện ra máu
– Gặp khó khăn việc kiểm soát ruột, bàng quang
– Đau dữ dội hơn và ảnh hưởng đến giấc ngủ
– Đi lại khó khăn
– Cơn đau nghiêm trọng hơn dù đã thử các phương pháp điều trị khác
3. Một số lưu ý khi trong quá trình điều trị đau thần kinh tọa
– Người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
– Sử dụng đúng liều lượng thuốc, tránh thay đổi và lạm dụng vì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
– Nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp.
– Chế độ làm việc khoa học, dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Không nên ngồi một chỗ quá lâu vì sẽ khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
– Nếu có bất kì triệu chứng khác thường nào, người bệnh nên lập tức báo cho bác sĩ điều trị để có phương án xử lý.
Trên đây là một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả. Tuy nhiên để biết bản thân phù hợp với phương pháp nào, bệnh nhân nên đi khám để biết được nguyên nhân và tình trạng bệnh của mình. Đi khám và điều trị sớm sẽ nâng cao kết quả điều trị đồng thời ngăn ngừa các biến chứng như hạn chế vận động, teo cơ, …