Menu xem nhanh:
Bệnh tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng toàn nước hoặc trong phân có lẫn máu. Thời gian bị tiêu chảy không quá 14 ngày.
Bệnh tiêu chảy cấp xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm nhưng có nhiều vào mùa hè.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường gặp:
- Virus: Các loại virus thường gặp là Rotavvirus, Norwalk virus, Adenovirus trong đó Rotavirus là tác nhân gây bệnh chủ yếu cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Vi khuẩn: Có nhiều loại vi khuẩn gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn Coli đường ruột.
- Trực trùng lỵ shigella: Chiếm khoảng 60% các trường hợp bị tiêu chảy cấp ở trẻ em.
- Campylobacter Jejuni: Đây là tác nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em khi tiếp xúc với phân, ăn các thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm độc, uống nước bẩn không đảm bảo vệ sinh.
- Salmonella không gây thương hàn: Khi trẻ tiếp xúc với súc vật nhiễm trùng hay thức ăn động vật bị ô nhiễm sẽ bị lây Salmonella gây ỉa chảy tóe nước hoặc biểu hiện ra như hội chứng lị.
- Ký sinh trùng: Entamoeba hystolytica, Giardia lamblia, Cryptosporidium và nấm.
- Phảy khuẩn tả Vibrio Cholerae 01 là nguyên nhân gây dịch tả ở trẻ em biểu hiện ra thành các triệu chứng của tiêu chảy cấp.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Khi bị tiêu chảy cấp, trẻ sẽ có các triệu chứng bệnh dưới đây:
-Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn máu trên 3 lần/ngày (trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể đi 5-6 lần/ngày)
-Nôn và buồn nôn liên tục
-Quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú
-Sốt từ 38-39 độ C
-Mất nước
-Tiểu ít
-Mạch nhanh
-Mệt mỏi…
Ai có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp?
-Trẻ dưới 2 tuổi
-Trẻ bị suy dinh dưỡng
-Trẻ có hệ miễn dịch yếu
-Trẻ sinh non, nhẹ cân
-Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
-Trẻ bú sữa công thức
-Trẻ sống trong vùng nước ô nhiễm, có dịch tiêu chảy cấp
-Trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn ngoài ruột như viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu…
-Trẻ dùng kháng sinh sớm và lạm dụng không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
-Trẻ được khám lâm sàng để chẩn đoán tình trạng bệnh, hỏi các triệu chứng, tìm ra các yếu tố nguy cơ và biến chứng bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, soi phân để tìm ra tác nhân gây bệnh.
-Điều trị đặc hiệu các dấu hiệu mất nước bằng cho uống Oresol nếu trẻ không uống được sẽ truyền tính mạch. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kháng sinh.
-Cho trẻ uống nước và bú mẹ nhiều hơn, tránh dùng nước đường, nước ngọt công nghiệp.
-Tiêu chảy cấp ở trẻ em được khuyến cáo nên cho trẻ nhập viện để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Khám và điều trị tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Thu Cúc
-Thăm khám bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và yêu trẻ
-Hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II.
-Chi phí hợp lý, có thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế
-Đặc lịch khám online hoặc người bệnh có thể đặt lịch khám qua tổng đài 1900 55 88 92 để tiết kiệm thời gian khi đến khám.
Ý kiến người bệnh
“Cháu gái tôi 22 tháng tuổi, từng khám và điều trị tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Thu Cúc. Các bác sĩ của bệnh viện rất tận tình và chu đáo, thăm khám cẩn thận, chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Bệnh viện còn thanh toán BHYT nên giúp người bệnh tiết kiệm được rất nhiều chi phí khám chữa bệnh. Tôi đánh giá cao và rất hài lòng về chất lượng dịch vụ của Thu Cúc…”. cô Nguyễn Thu Nga – 56 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội cho biết.