Trong các khớp thì khớp gối là một trong những khớp quan trọng nhất, có chức năng gánh trọng lượng cơ thể và thường xuyên vận động nhất do đó rất dễ bị thoái hóa. Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh. Phát hiện sớm để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
- Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thường gặp
Menu xem nhanh:
NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:
- Tuổi tác: đây là nguyên chủ yếu gây bệnh thoái hóa khớp gối. Đây cũng chính là cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể, ở người cao tuổi khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn. Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm, gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối.
- Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống.
- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản hay làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống.
- Sự tăng trọng quá tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.
- Do nội tiết: mãn kinh, tiêu đường, loãng xương do nội tiết.
- Và một số nguyên nhân khác
BIỂU HIỆN THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Thoái hóa khớp gối sẽ gây đau vùng khớp gối, đau nhiều hơn khi đi lại, gấp chân hay khi ngồi xổm thì đứng dậy khó khăn. Nếu để lâu dấu hiệu của thoái hoá khớp trở nên rõ ràng hơn, có thể làm biến dạng khớp gối, chân bị cong, có thể vẹo vào trong, hoặc ra ngoài một cách rõ ràng. Nếu không hỗ trợ điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến teo cơ và bại liệt.
- Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng triến triển của bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
Chụp X-Quang: Thông qua việc đo chiều cao của khe khớp và sự thay đổi của các đầu xương trên hình ảnh chụp X-quang sẽ cho biết trực tiếp tình trạng của sụn khớp.
Chụp CT Scanner: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính khớp gối cho phép chẩn đoán chính xác hơn những thương tổn rất nhỏ của sụn khớp và phần xương dưới sụn mà hình ảnh X-quang không chỉ ra được.
Nội soi khớp: Đây là phương pháp giúp quan sát những thương tổn thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau.
Ngoài ba phương pháp cận lâm sàng trên thì còn có một số xét nghiệm khác có thể cần thiết tùy tình trạng của từng người mà có thể cân nhắc tiến hành hay không như xét nghiệm máu và sinh hóa, xét nghiệm dịch khớp.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Việc điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích làm giảm nhẹ triệu chứng đau, sửa chữa các rối loạn về hình thái học của bệnh và phục hồi được tương đối chức năng bình thường của chi đau.
Thông thường ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị. Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ; hoặc dùng corticoid tiêm nội khớp với hiệu quả tương đối tốt. Lưu ý tiêm khớp phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.
Điều trị bằng phẫu thuật được đặt ra khi tổn thương rất nặng làm biến dạng khớp, lệch trục khớp,…
- Khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị thoái hóa khớp gối
ƯU ĐIỂM KHI ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
- Khám và điều trị trực tiếp với bác sĩ giỏi, có 40 năm kinh nghiệm
- Trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh, điều trị kịp thời.
- Đón tiếp và hướng dẫn tận tình
- Được thanh toán BHYT tối đa theo đúng quy định của nhà nước
- Hỗ trợ lấy máu xét nghiệm tại nhà với trường hợp khám tại bệnh viện
- Đặt hẹn nhanh chóng qua tổng đài 1900 55 88 92 để chủ động và tiết kiệm tối đa thời gian khi đến khám.
PHÒNG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI
+ Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động: Không đứng, ngồi và ngủ sai tư thế. Tránh các tư thế phải khom lưng, cúi người, ngồi không đúng…khiến cột sống cong vẹo…lâu dần dẫn đến việc thoái háo khớp.
+ Khi mang vác vật nặng phải từ từ, tuyệt đối tránh các động tác mạnh, đột ngột khiến các khớp phản ứng không kịp thời cũng sẽ dẫn đến tổn thương sụn, gây thoái hóa khớp.
+ Giữ cân nặng ổn định: Tránh tình trạng thừa cân, béo phì
Đặc biệt, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp là theo dõi cơ thể, ngay khi thấy những biểu hiện như đau nhức vùng đầu gối phải đi khám ngay để phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp gối.
Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH
Chị Nguyễn Thị Phương Loan (24 tuổi, HN): “Đầu gối mẹ tôi bị đau nhức, sưng đỏ; tôi đã đưa mẹ đến khám tại bệnh viện Thu Cúc. Mẹ nói đỡ nhiều và bác sĩ rất tận tình, những lần tái khám tôi đặt hẹn trước rất tiện, mặc dù không đưa mẹ đi nhưng mẹ nói khi đến nơi các nhân viên hướng dẫn rất tận tình”.