Kế hoạch chăm sóc xuất huyết tiêu hóa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm. Bệnh có thể gây tử vong cho người bệnh nếu như không được can thiệp y tế kịp thời và đúng cách. Để điều trị, chăm sóc tốt nhất cho người bệnh xuất huyết tiêu hóa cần phải lập kế hoạch cụ thể. Bài viết dưới đây giúp bạn xây dựng kế hoạch chăm sóc xuất huyết tiêu hóa.

Kế hoạch chăm sóc xuất huyết tiêu hóa

  • Nhận định:

-Hỏi bệnh gồm các nội dung:

+Xuất huyết tiêu hóa từ khi nào?

+Có nôn ra máu hay đi ngoài phân đen không? Khối lượng nhiều hay ít?

+Có đau bụng khi nôn không? Có sốt không?

+Có tiền sử bệnh tiêu hóa hay xuất huyết tiêu hóa không?

+Tình trạng sức khỏe trước khi bị bệnh và hiện tại như thế nào?

+Có đang gặp vấn đề gì về tâm lý không?

+Điều kiện sống, công việc, sinh hoạt như thế nào?…

– Khám bệnh: Bác sĩ cần khám toàn diện, chú ý mức độ mất máu, tình trạng choáng sốc của bệnh nhân, đồng thời xem xét các kết quả xét nghiệm để đánh giá mức độ xuất huyết.

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm. Bệnh có thể gây tử vong cho người bệnh nếu như không được can thiệp y tế kịp thời và đúng cách.

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm. Bệnh có thể gây tử vong cho người bệnh nếu như không được can thiệp y tế kịp thời và đúng cách.

  • Lập kế hoạch chăm sóc:

-Giảm nguy cơ sốc

-Xây dựng chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân

-Giảm lo lắng cho bệnh nhân

-Giảm đau vùng thượng vị

-Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe

  • Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

+Giảm nguy cơ sốc: Bệnh nhân nằm bất động tại giường, đầu thấp, các nhu cầu sinh hoạt phục vụ tại giường. Tiêm truyền cho bệnh nhân theo y lệnh một cách khẩn trương. Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh. Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 30 phút/ 1 lần nếu bất thường báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời. Phụ giúp thầy thuốc đặt Catheter tĩnh mạch để đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, đề phòng mất máu ồ ạt, truyền máu kịp thời. Đặt Sonde dạ dày tá tràng để theo dõi máu đang chảy hay đã ngừng chảy. Đo lượng nước tiểu để phát hiện triệu chứng đái ít hay vô niệu.

Kế hoạch chăm sóc xuất huyết tiêu hóa cần khoa học để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Kế hoạch chăm sóc xuất huyết tiêu hóa cần khoa học để đạt được hiệu quả tốt nhất.

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng:

-Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, soup, nước trái cây…

-Ăn thức ăn nguội

-Không nên ăn quá no hoặc để quá đói

-Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn thành 5-6 bữa/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn

-Tránh xa các loại đồ uống có ga, có cồn và các loại chất kích thích.

+Giảm lo lắng, trấn an tinh thần cho người bệnh:

-Giải thích để bệnh nhân tin tưởng vào chuyên môn của bác sĩ và yên tâm điều trị.

– Nếu bệnh nhân bị mất ngủ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc an thần: Seduxen, tranxen …

– Khi chảy máu đã ngừng và ổn định, hướng dẫn bệnh nhân những phương pháp thư giãn nghỉ ngơi để giảm lo lắng, căng thẳng, stress…

+ Giảm đau vùng thương vị:

– Chườm lạnh vùng thượng vị.

– Cho bệnh nhân uống theo y lệnh đầy đủ và chính xác.

Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, soup, nước trái cây...

Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, soup, nước trái cây…

  • Giáo dục sức khỏe cho người bệnh:

– Phòng và tránh bị bệnh bằng cách lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

– Hướng dẫn bệnh nhân cách phát hiện sớm tình trạng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời.

– Khuyên bệnh nhân không uống rượu, cà phê đen, không uống thuốc gây kích thích dạ dày như: Aspirin, các loại corticoit.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital