Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh mi mắt khi bị viêm bờ mi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viêm bờ mi do virus gây ra có thể làm mí mắt sưng tấy đỏ. Người bệnh cảm thấy cộm, ngứa mắt. Về lâu dài viêm bờ mi dễ dẫn đến tắc tuyến bờ mi gây biến chứng không tốt. Vì vậy, cần vệ sinh mi mắt thường xuyên, đúng cách để giảm triệu chứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 2 cách làm sạch bờ mi cho bạn.

1. Tác dụng của việc vệ sinh bờ mi

Vệ sinh mi mắt là cách bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn, virus có hại tấn công vào đôi mắt. Nếu không thường xuyên làm sạch, mắt của bạn rất dễ bị viêm nhiễm, điển hình là viêm bờ mi. Các bác sĩ khuyên bạn nên làm sạch mi mắt hàng ngày. Đặc biệt, nếu đã bị viêm bờ mi bạn cần vệ sinh mắt thường xuyên và đúng cách. Mục đích của việc này là:

– Loại bỏ các khuẩn hại tích tụ trong bờ mi mắt, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở mắt, mi mắt.

– Hỗ trợ người bệnh giảm nhanh triệu chứng viêm bờ mi trong quá trình điều trị bằng thuốc uống và thuốc dùng tại mắt.

– Ngăn chặn sự phát triển của virus gây viêm bờ mi phát triển.

– Hạn chế các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra do viêm bờ mi như tổn thương giác mạc, tắc tuyến bờ mi, khô mắt, lẹo mắt

– Ngăn chặn sự lây lan khuẩn hại từ mắt này sang mắt kia khi bạn đang bị viêm bờ mi 1 bên mắt.

Các chuyên gia khuyến cáo nên vệ sinh mi mắt mỗi ngày ít nhất 1 lần ngay cả khi không bị viêm bờ mi. Đối với người đang bị viêm bờ mi nên kết hợp vệ sinh mắt với điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Vệ sinh mi mắt loại bỏ tác nhân gây bệnh về mắt

Vệ sinh mi mắt loại bỏ tác nhân gây bệnh về mắt

2. Cách vệ sinh mi mắt

2.1 Vệ sinh mi mắt khi viêm bờ mi nhẹ

Nếu bị viêm bờ mi ở mức độ nhẹ, bạn nên tiến hành làm sạch mi mắt theo trình tự như sau:

– Vệ sinh mắt: Bạn cần sát khuẩn đôi tay trước khi tiến hành. Dùng gạc ấm đắp lên trên mi mắt và giữ nguyên khoảng 5 phút. Sau đó lấy tăm bông hoặc miếng vải mềm nhỏ nhúng vào nước muối ấm, lau nhẹ nhàng quanh bờ mi. Kế đến rửa lại với nước sạch rồi nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Tiến hành với cả hai bên mắt.

– Chà bờ mi: Sử dụng gạc sạch hoặc tăm bông thấm vào nước muối sinh lý ấm rồi chà nhẹ nhàng dọc trên khắp hàng lông mi ở cả hai bên.

– Chườm khô: Sử dụng chai sạch, cho nước ấm vào trong rồi nhắm mắt và lăn đi lăn lại trên mắt khoảng 1 phút. Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần để làm loãng các chất tiết dầu ở tuyến bờ mi, giảm khô mắt.

– Massage: Bạn nên massage nhẹ nhàng xung quanh bờ mi mỗi ngày 2 – 3 lần để tăng hiệu quả.

Việc vệ sinh mắt như trên cần thực hiện đều đặn hàng ngày. Đông thời cần kết hợp dùng thuốc điều trị viêm bờ mi theo đơn bác sĩ kê hàng ngày để chữa khỏi bệnh.

Nên kết hợp làm sạch mắt và dùng thuốc để điều trị viêm bờ mi

Nên kết hợp làm sạch mắt và dùng thuốc để điều trị viêm bờ mi

2.2 Cách vệ sinh mi mắt cho người viêm bờ mi mãn tính

Ở bệnh nhân viêm bờ mi mãn tính, quan sát trên bờ mi có những nốt mủ gây cộm, khó chịu. Đó là do tuyến bờ mi đã bị tắc. Trường hợp này người bệnh cần được nặn bớt mủ, tạo sự để làm thông tuyến bờ mi. Việc nặn mủ yêu cầu đúng kỹ thuật, cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mục đích của việc nặn mủ vệ sinh mi mắt là để đẩy các chất từ tuyến bờ mi ra ngoài. Đồng thời đưa thuốc trực tiếp vào bờ mi để điều trị, làm thông thoáng bờ mi.

Bác sĩ sẽ chuẩn bị thuốc gây tê bề mặt kết mạc và dụng cụ nắn tuyến bờ mi bao gồm kẹp Dolnberg hoặc Bilnhermin, tăm bông, thanh đè trong quá trình vệ sinh. Người bệnh được hỏi về tình trạng dị ứng, tư vấn, giải thích về kỹ thuật nặn trước khi tiến hành. Sau khi gây tê bề mặt, bác sĩ có thể tiến hành theo hai cách:

Cách 1: Một tay bác sĩ cầm thanh đè đã bôi thuốc mỡ kháng sinh đưa vào cùng đồ trên, dưới. Dùng ngón cái của tay còn lại ấn mạnh lên bờ mi, ép lên thanh đè để từ nặn tuyến bờ mi dần từ đuôi mắt vào trong góc mắt. Sau đó lấy tăm bông lau sạch chất nhờn từ bờ mi đã nặn.

Cách 2: Dùng 1 tay kéo nhẹ mi trên lên hoặc kéo mi dưới xuống. Tay còn lại dùng kẹp để giữ mi ở giữa rồi đưa kẹp vào sâu bên trong từ 4 – 5mm so với bờ mi. Sau đó nhẹ nhàng bóp hai cành của kẹp từ góc cùng đồ ra ngoài bờ. Dùng tăm bông làm sạch chất bẩn vừa đẩy ra.

Tiếp theo, cần chà bờ mi bằng cách lấy 1 tay kéo bờ mi trên lên hoặc bờ mi dưới xuống để tách bờ mi khỏi bề mặt nhãn cầu. Sử dụng tăm bông đã tẩm thuốc chà nhẹ lên bờ mi từ ngoài vào trong 2 – 3 lần.

Sau khi đã nặn tuyến bờ mi, người bệnh sẽ được theo dõi thêm các triệu chứng như sưng nề, đỏ, đau. Nếu có những dấu hiệu này cần báo cho bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.

3. Lưu ý cách chăm sóc mắt sau điều trị viêm bờ mi

Ngoài việc điều trị bệnh theo đơn và vệ sinh mắt thường xuyên, người bị viêm bờ mi cần chăm sóc mắt cẩn thận để hạn chế viêm trở lại. Nên dùng:

Chuyên khoa Mắt TCI khám và điều trị các bệnh về mắt cho mọi đối tượng

Chuyên khoa Mắt TCI khám và điều trị các bệnh về mắt cho mọi đối tượng

Nước mắt nhân tạo có thành phần Natri hyaluronate 0,18% để điều trị khô mắt. Nên chọn loại không chứa chất bảo quản để hạn chế ảnh hưởng đến tổn thương mãn tính do viêm bờ mi.

Tránh dùng các mỹ phẩm như mascara, chì kẻ mắt, lens và các loại đồ trang điểm quanh mắt, hóa mĩ phẩm chăm sóc da mặt đến khi hết hoàn toàn triệu chứng viêm bờ mi.

Nhìn chung vệ sinh mi mắt là cách hỗ trợ điều trị viêm bờ mi và bảo vệ đôi mắt. Khi bị viêm bờ mi, bạn cần đến cơ sở y tế khám, điều trị theo đơn, kết hợp vệ sinh mắt đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Chuyên khoa mắt TCI cơ sở Thụy Khuê có đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm khám và điều trị bệnh về mắt. Cùng với những trang thiết bị hiện đại, tối tân sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng bờ mi dễ dàng và điều trị bệnh hiệu quả. Để bảo vệ đôi mắt, đến ngay Chuyên khoa mắt TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital