Sỏi mật thường gây triệu chứng như đau bụng, viêm nhiễm thậm chí có thể gây viêm tụy. Khám và điều trị bệnh sỏi mật cần được thực hiện sớm để tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1.Nguyên nhân nào gây bệnh sỏi mật?
Có nhiều người cho rằng ăn mặn là nguyên nhân gây sỏi mật và từ đó đã thực hiện ăn nhạt, ăn ít muối, tuy nhiên vẫn mắc bệnh sỏi mật. Vậy nguyên nhân gây sỏi mật là do đâu?
- Bệnh sỏi mật ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh
Theo các chuyên gia, mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sự mất cân bằng giữa các thành phần này là nguyên nhân gây sỏi mật.
2. Ai là người dễ bị sỏi mật ?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định trong việc hình thành nên sỏi cholesterol. Trong đó, những trường hợp dưới đây có nguy cơ cao đối với bệnh lý sỏi mật: người ở tuổi trung niên (từ 40 trở đi), phụ nữ sinh đẻ nhiều, người thường xuyên uống thuốc tránh thai, người ăn nhiều chất béo. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi mật?
- Người bệnh sỏi mật có da và củng mạc mắt vàng sậm
Người bị sỏi mật thường có triệu chứng đau đột ngột vùng hạ sườn phải lan tới vai và sau lưng, cơn đau có thể khiến người bệnh không dám thở mạnh.
Ngoài ta, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: sốt, rét run kèm với đau; da và củng mạc mắt vàng.
4. Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?
Để chẩn đoán bệnh, bên cạnh các triệu chứng điển hình như đau, sốt, da và củng mắt vàng, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu trong máu, nếu bilirubin máu tăng khi có tắc mật.
Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán.
5. Các loại sỏi mật
Các loại sỏi mật có thể hình thành trong túi mật, bao gồm:
Sỏi mật cholesterol. Loại phổ biến nhất của sỏi mật, gọi là sỏi cholesterol, thường màu vàng. Các sỏi mật được cấu tạo chủ yếu cholesterol không tan, mặc dù cũng có thể có các thành phần khác.
Sỏi mật pigment. Sỏi màu nâu hoặc đen khi mật có chứa quá nhiều bilirubin.
Trong hầu hết các trường hợp, sỏi bùn mật tự tan ra hoặc được đẩy ra ngoài qua quá trình co bóp của túi mật để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Nhưng ở một số người khác, bùn mật ngày một cô đặc lên và dẫn đến sự hình thành của sỏi mật.
6. Sỏi mật nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sỏi mật nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như:
6.1. Viêm túi mật cấp
Túi mật bị viêm hoặc nhiễm khuẩn do sỏi bịt kín miệng túi mật gây tắc nghẽn. 20% các trường hợp viêm túi mật cấp gây nhiễm khuẩn. Đây là tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm, nếu lan sang các bộ phận khác sẽ có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
6.2. Viêm đường mật
Viêm đường mật là bệnh lý nhiễm trùng ống mật chủ do nguyên nhân chủ yếu là sỏi đường mật. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh như viêm gan, xơ gan, nhiễm trùng toàn thân, ung thư đường dẫn mật…
- Người bệnh sỏi mật thường có cảm giác đau tức bụng và mệt mỏi kéo dài
6.3. Viêm tụy
Viêm đường mật là nguyên nhân chính gây ra biến chứng viêm tụy. Các enzyme tiêu hóa trong dịch tuỵ khi lưu thông từ ống tụy đến tá tràng bị ứ đọng lại do sỏi từ đường mật rơi xuống ống tụy ở phần ngã ba đường mật tụy (đường cong Oddi). Các enzyme này sẽ tấn công làm tổn thương và gây viêm tụy nặng nề. Để điều trị, ngoài các biện pháp tạm thời như truyền dịch để bù dịch, ổn định huyết áp; nhịn ăn uống để cho tuyến tuỵ nghỉ ngơi; bác sỹ có thể cân nhắc thủ thuật nội soi mật tuỵ ngược dòng để lấy sỏi.
6.4. Áp xe gan – đường mật
Khi đường mật có sỏi, sỏi sẽ gây tắc nghẽn đường mật, ứ trệ và tăng áp lực dịch mật, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đi ngược dòng và xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường mật, tạo mủ và hình thành ổ áp xe gan mật.
6.5. Ung thư túi mật
80% số người bị ung thư túi mật khi siêu âm phát hiện có sỏi mật. Nhưng ngược lại sỏi mật rất hiếm khi gây ung thư, ung thư túi mật là một biến chứng ít gặp.
- Bệnh viện Thu Cúc thăm khám và điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả
7. Điều trị bệnh sỏi mật thế nào?
Bệnh sỏi mật có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Điều trị sỏi mật mục đích chính cần lấy sỏi mật ra khỏi cơ thể, có thể hỗ trợ bằng thuốc giảm đau, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với sỏi túi mật có dùng nhiều phương pháp như: điều trị nội khoa áp dụng với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt.
Cắt túi mật bằng phương pháp nội soi: áp dụng với sỏi to, người bệnh đau nhiều hoặc gây viêm túi mật,
Cắt túi mật với phương pháp mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.
Chi phí mổ cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Thu Cúc từ 15 – 20 triệu, tùy vào mức độ bệnh của từng trường hợp cụ thể. Chi phí chưa bao gồm tiền xét nghiệm, phí vật tư tiêu hao, phí lưu viện,…
8. Khám và điều trị sỏi mật tại bệnh viện Thu Cúc
Chuyên khoa gan mật – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi hội tụ đội ngũ chuyên gia, các bác sĩ chuyên khoa gan mật hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết,… mang đến cảm giác an tâm cho bệnh nhân. Tiêu biểu như: PGS.,TS.,Thầy thuốc nhân dân NGUYỄN XUÂN THÀNH – hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh lý gan mật.
Để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh lý gan mật hiệu quả cho đông đảo người dân, chuyên khoa Gan mật – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trang bị hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại như máy sinh hóa, huyết học, hệ thống máy siêu âm chất lượng cao, máy MSCT… Hệ thống này giúp các bác sỹ có thể tầm soát, chẩn đoán chính xác bệnh gan nhiễm mỡ nói riêng và các bệnh về gan nói chung.
Bệnh viện áp dụng thanh toán qua bảo hiểm y tế theo đúng quy định cho mọi người bệnh. Bên cạnh đó các chi phí dịch vụ được niêm yết công khai nằm trong khung quy định của Bộ Y tế, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi đến thăm khám tại Bệnh viện.
Ngoài ra, người bệnh có thể đặt lịch khám qua hệ thống cửa sổ chat, email, điện thoại trước khi đến thăm khám, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian mà ít phải chờ đợi.
9. Ý kiến người bệnh
“Tôi bị sỏi bùn mật ban đầu đi khám tại viện khác bác sĩ chẩn đoán u túi mật sau đó đến bệnh viện Thu Cúc thăm khám được chẩn đoán bùn túi mật che lấp toàn bộ túi mật và điều trị nội khoa. Sau 3 tháng điều trị tình trạng bùn túi mật giảm rất nhiều và sau 6 túi mật hoàn toàn bình thường hết bùn túi mật. Rất cảm ơn bác sĩ Nguyễn Xuân Thành và bệnh viện Thu Cúc”. – Nguyễn Khánh Linh, 30 tuổi, Hà Nội.