Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc
Hiện nay, đối với một số ngành nghề thì sức khỏe là ưu tiên hàng đầu và có sự khắt khe nhất định. Trong đó có ngành nghề chế biến thực phẩm, kinh doanh ăn uống. Bởi thị trường hướng đến của ngành này là mọi đối tượng, ở mọi độ tuổi, nơi sống khác nhau nên người trực tiếp chế biến/kinh doanh thực phẩm không được mắc các bệnh truyền nhiễm, có tính lây lan cao.
Theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh”.
Khám sức khỏe đối với ngành nghề nhà hàng gồm 3 danh mục chính
– Khám lâm sàng: gồm khám nội, khám ngoại, da liễu, khám răng – hàm – mặt và tai – mũi – họng
– Khám cận lâm sàng: gồm một số xét nghiệm cơ bản như HEV IgM test nhanh, Anti HAV IgM và vi hệ đường ruột. Với mục đích chính là phát hiện bệnh viêm gan E, viêm gan A và đánh giá các loại vi khuẩn có trong phân
– Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang tim phổi giúp phát hiện các bệnh về đường hô hấp dễ lây lan
Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện ít nhất 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe của người chế biến thực phẩm, kinh doanh ăn uống đạt điều kiện làm việc.
Hy vọng với câu trả lời trên đã giải đáp thắc mắc của bạn. Chúc bạn và nhà hàng luôn thành công!