Ung thư thực quản là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, hóa trị được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh ung thư nói chung. Đây là phương pháp giúp loại bỏ tế bào ung thư hoặc giúp người bệnh giảm nhẹ đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn đọc cách thực hiện hóa trị ung thư thực quản và các tác dụng phụ cần lưu ý của phương pháp này.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư thực quản và phương pháp hóa trị
1.1. Khái niệm ung thư thực quản
Thực quản là cơ quan thuộc đường tiêu hóa, có cấu trúc dạng ống. Đây là cơ quan có chức năng vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Tình trạng các tế bào tăng sinh mất kiểm soát tại thực quản và có khả năng xâm lấn những mô khác được gọi là ung thư thực quản. Theo Globocan (WHO), năm 2020 Việt Nam ghi nhận 3281 ca mắc mới ung thư thực quản và 3080 ca từ vong vì căn bệnh này.
Các tế bào ung thư thường hình thành và phát triển ở lớp bên trong thực quản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ác tính có thể xâm lấn sang các lớp khác của thực quản và các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư thực quản giai đoạn muộn gây nhiều khó khăn trong điều trị, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Ung thư thực quản được chia thành 3 loại chính như sau:
– Ung thư tế bào tuyến.
– Một số loại ung thư hiếm gặp như: ung thư tế bào mầm, u lympho, sarcoma, ung thư tế bào nhỏ,…
1.2. Thế nào là hóa trị ung thư thực quản?
Hóa trị là một trong những lựa chọn điều trị hàng đầu hiện nay cho bệnh lý ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Liệu pháp này tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng, phân chia của chúng bằng cách sử dụng các loại thuốc hoặc hóa chất kháng ung thư.
Điều trị ung thư thực quản bằng hóa trị là liệu pháp hóa trị toàn thân. Các loại thuốc kháng ung thư sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh thông qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Sau khi được đưa vào trong máu, các loại thuốc này sẽ tiếp cận hầu hết các khu vực của cơ thể.
Liệu trình hóa trị thông thường được thực hiện theo chu kỳ. Sau mỗi giai đoạn điều trị, người bệnh sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Mỗi chu kỳ hóa trị thường kéo dài từ 2 – 4 tuần. Người bệnh ung thư thực quản sẽ được điều trị số chu kỳ phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể.
3. Cách sử dụng hóa trị trong điều trị ung thư thực quản
Các loại thuốc điều trị ung thư thực quản có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp nhiều loại với nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh.
Bác sĩ có thể chỉ định hóa trị ở các thời điểm khác nhau trong quá trình điều trị bệnh, cụ thể:
3.1 Hóa trị bổ trợ
Biện pháp hóa trị này được thực hiện sau phẫu, nhằm tiêu diệt tất cả tế bào ung thư còn sót lại. Đồng thời hóa trị bổ trợ còn có vai trò loại bỏ các tế bào ung thư có thể thoát ra khỏi khối u chính và bắt đầu xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể.
3.2. Hóa trị tân bổ trợ
Hóa trị có thể được sử dụng trước khi thực hiện phẫu thuật. Mục đích của hóa trị tân bổ trợ là làm thu nhỏ các tổ chức ung thư, giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn.
3.3 Hóa trị ung thư thực quản ở giai đoạn tiến triển
Ở giai đoạn tiến triển của ung thư thực quản, tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện hóa trị để làm thu nhỏ các khối u, đồng thời giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Hóa trị ở giai đoạn này không có khả năng chữa khỏi ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trên thực tế, rất hiếm các trường hợp ung thư thực quản có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng hóa trị. Do đó bác sĩ thường sử dụng kết hợp hóa trị với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị. Hình thức điều trị phối hợp này được gọi là điều trị hỗ trợ.
5. Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình hóa trị
Hóa trị có thể tác động tới toàn bộ cơ thể do đây là liệu pháp điều trị toàn thân. Hóa chất sẽ tấn công nhanh chóng vào các tế bào ung thư, đồng thời gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ này liên quan đến các loại thuốc, liều lượng cụ thể và thời gian điều trị.
Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp khi điều trị ung thư thực quản bằng hóa trị:
– Hội chứng tay chân: Đỏ ở tay chân, đau và dị cảm ở lòng bàn tay/bàn chân. Trường hợp nặng hơn có thể gây bong tróc da, phồng rộp, lở loét.
– Tổn thương thần kinh: Tê, ngứa ran hoặc đau tay chân; nhảy cảm với đồ lạnh; dễ bị đau họng, khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc uống đồ lạnh.
– Phản ứng dị ứng: Phát ban da, khó thở, tức ngực, chóng mặt, đau lưng, cơ thể yếu đi.
– Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, ăn không ngon, tiêu chảy hoặc táo bón.
– Tăng nguy cơ nhiễm trùng do tế bào bạch cầu giảm còn quá ít.
– Dễ chảy máu hoặc bầm tím do tiểu cầu trong máu giảm còn quá ít.
– Cảm giác mệt mỏi do tế bào hồng cầu giảm còn quá ít.
– Một số tác dụng phụ khác như: rụng tóc, loét miệng,…
Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi kết thúc hóa trị. Để ngăn ngừa hoặc giảm tác dụng phụ, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể giảm liều hóa trị hoặc trì hoãn/dừng điều trị để ngăn các tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn.
6. Tổng kết
Trên đây là thông tin về cách thực hiện hóa trị ung thư thực quản. Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, song các phản ứng này sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị. Người bệnh ung thư thực quản nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để việc hóa trị nói riêng và điều trị nói chung đạt hiệu quả cao nhất.