Hở van tim 3 lá 2/4 là một bất thường trong cấu trúc và chức năng của van tim 3 lá ở mức độ vừa. Vậy hở van tim 3 lá giai đoạn này có nguy hiểm không? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị bệnh hở van tim 3 lá? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là hở van tim 3 lá 2/4?
Van 3 lá là van tim có chức năng kiểm soát máu từ buồng tâm thất phải (buồng tim phía trên bên phải) xuống buồng tâm nhĩ (buồng tim phía dưới bên phải) theo một chiều.
Hở van tim 3 lá là tình trạng van này không đóng kín hoàn toàn khi máu được tống từ tâm thất phải lên động mạch phổi để trao đổi oxy, khiến một phần máu bị trào ngược trở lại thất phải.
Cũng như các trường hợp hở van tim nói chung, hở van tim 3 lá được chia thành 4 mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng bao gồm: hở van 3 lá 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Trong đó, hở van 3 lá 2/4 là mức độ trung bình, van tim chưa hở nhiều, đa phần trường hợp này tim vẫn có thể hoạt động bình thường.
2. Khi nào hở van 3 lá 2/4 trở nên nguy hiểm?
Thông thường người bệnh hở van tim 3 lá mức độ trung bình ít có biểu hiện triệu chứng. Các triệu chứng nếu có thường khá nhẹ và mơ hồ. Điều này khiến nhiều người chủ quan không chú ý điều trị, khiến bệnh dễ tiến triển nặng lên.
Tình trạng hở van 3 lá 2/4 trở nặng khi người bệnh xuất hiện một hay nhiều triệu chứng dưới đây:
– Mệt mỏi: Ban đầu có thể bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt khi gắng sức, nhưng sau đó có thể ngay cả khi nghỉ ngơi.
– Khó thở, đặc biệt khi bạn làm việc nặng, tập thể dục cường độ cao.
– Tim đập nhanh, thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực.
– Đau tức, đè nặng ở ngực.
– Tĩnh mạch cổ đập mạnh bất thường.
– Phù chân hoặc mắt cá chân do tích nước.
Bạn cần đặc biệt cảnh giác nếu có triệu chứng đau tức ngực vì có thể hở van đã trở nặng gây biến chứng.
3. Các biến chứng của bệnh hở van tim 3 lá
Các biến chứng nguy hiểm mà những người bệnh bị hở tịm 3 lá 2/4 có thể gặp phải là:
– Tăng áp động mạch phổi: Tâm thất bị suy yếu khiến quá trình lưu thông máu có thể bị cản trở. Điều này khiến áp lực máu trong động mạch phổi tăng lên, gọi là tăng áp động mạch phổi. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ, thậm chí khiến cho người bệnh tử vong.
– Suy tim: Máu ứ lại tại tâm thất phải buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lại lượng máu bị trào ngược. Theo thời gian, tâm thất dần trở nên giãn rộng và suy yếu.
– Rung nhĩ: Cơ tim bị giãn do máu ứ đọng ở tâm nhĩ. Hiện tượng này khiến quá trình dẫn truyền xung điện qua các bó cơ bị rối loạn khiến tim đập bất thường. Rung nhĩ là biến chứng nguy hiểm nhất. Nhịp nhanh của người bệnh có thể đạt từ 140-180 nhịp/phút, dễ dẫn đến ngừng tim. Một số trường hợp khác dễ hình thành huyết khối, làm tăng nguy cơ đột quỵ não.
Khi hở van 3 lá làm ảnh hưởng tới chức năng tim, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, ho, mệt, đau tức ngực. Lúc này, cần đi khám và xử lý sớm tránh những biến chứng nặng hơn.
4. Chẩn đoán hở van 3 lá giai đoạn này
Bệnh hẹp van 3 lá và mức độ hở van có thể được chẩn đoán qua bằng các phương pháp sau:
– Siêu âm tim: doppler tim hoặc siêu âm tim qua thực quản.
– Điện tim.
– Các chẩn đoán hình ảnh khác như X-quang ngực, chụp CT, MRI…giúp phát hiện những bất thường về hình thái, cấu tạo của tim.
Trong đó, siêu âm tim là phương pháp được đánh giá cao trong chẩn đoán các bệnh lý van tim.
5. Cách điều trị hở van 3 lá 2/4
Việc điều trị hở van 3 lá 2/4 nhằm mục tiêu ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và nguy cơ gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tùy theo dấu hiệu, triệu chứng và các bệnh lý kèm theo mà bệnh nhân có thể có được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
5.1 Sử dụng thuốc điều trị bệnh hở van tim 3 lá 2/4
Trong trường hợp người bệnh chỉ hở van 3 lá 2/4 đơn thuần (tức là có tiền sử mắc bệnh tim mạch khác và chưa có biểu hiện triệu chứng) thì thường chưa cần phải sử dụng thuốc điều trị. Bệnh nhân chỉ cần thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy chưa cần điều trị nhưng người bệnh bị hở van tim cần được theo dõi một cách sát sao và thông báo với bác sĩ về bệnh trước khi làm bất cứ thủ thuật nào. Ngay cả các trường hợp nhổ răng, chữa răng cũng cần lưu ý. Vì các thủ thuật này có thể gây viêm nội tâm mạc làm tăng nặng thêm tình trạng hẹp – hở van tim.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, các bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị làm giảm các triệu chứng. Lúc này, bạn cần phải tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhớ rằng không được tự ý ngưng thuốc, giảm liều, bỏ liều vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Nếu tim đã suy yếu hoặc các biến chứng quá nặng nề, bệnh nhân có thể được đề nghị thực hiện một số biện pháp để khôi phục hoạt động của van tim. Tuy nhiên sau đó người bệnh vẫn cần dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng và dự phòng tái phát.
5.2 Điều chỉnh lối sống khoa học – Phương pháp điều trị hở van tim 3 lá 2/4 không dùng thuốc
Đối với hở van tim 3 lá cũng như các bệnh nhân mắc bệnh tim nói chung, chế độ ăn uống và tập luyện khoa học có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều trị, giúp nâng cao sức khỏe tim mạch và ngăn bệnh tiến triển.
Dù phải dùng thuốc để điều trị bệnh hay chưa, bạn cũng nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực như sau:
– Hạn chế hoặc loại bỏ những chất béo có hại có trong nội tạng, mỡ, da động vật, các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng,…Thay vào đó nên ăn các loại thịt trắng như thịt gia cầm, thịt cá,…
– Giảm muối, chất béo, đường trong khẩu phần ăn.
– Tăng cường các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin và giàu các chất chống oxy hóa tốt cho van tim như hạnh nhân, cam, nho, dâu tây, việt quất…
– Tránh xa các chất kích thích vì các chất này có thể gây rối loạn nhịp tim.
– Tập thể dục, lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, thái cực quyền, tập yoga,…và tập đều đặn mỗi ngày.
Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh các biện pháp với tình trạng sức khỏe, tránh “tác dụng ngược” không mong muốn.
Như vậy, hở van tim 3 lá 2/4 là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong mọi trường hợp, việc thăm khám sớm và thường xuyên với chuyên gia luôn là điều kiện tiên quyết giúp bạn bảo vệ trái tim.