Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái stress (căng thẳng). Sẽ không sao nếu stress chỉ xảy ra nhất thời, thúc đầy bạn làm việc chăm chỉ hơn nhưng hãy cẩn trọng với tình trạng stress kéo dài bởi đây là một trong những yếu tố tác động đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả tăng nguy cơ ung thư.
Menu xem nhanh:
1. Stress gây hại cho cơ thể như thế nào?
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Có rất nhiều nguyên nhân gây stress như căng thẳng công việc, thiếu ngủ, hôn nhân đổ vỡ, mất việc, nợ nần… Tùy thuộc vào tình trạng stress mà mức độ ảnh hưởng đến cơ thể cũng khác nhau. Một số tác động xấu do stress phổ biến là:
- Tăng huyết áp
- Tăng cảm giác thèm ăn, thèm chất béo, đồ ngọt
- Đau tim
- Mất ngủ
- Đau đầu
- Tăng nguy cơ sinh non
- Làm trầm trọng hơn nhiều bệnh lý, nhất là bệnh lý tiêu hóa với các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau bụng…
2. Cảnh báo: stress tăng nguy cơ ung thư
Không chỉ có tác động xấu như trên, stress còn được các nhóm nghiên cứu chỉ ra là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt với những người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.
Giải thích về mối quan hệ giữa stress và ung thư, các chuyên gia giải thích stress trong thời gian kéo dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến cơ thể không chống đỡ được tế bào ung thư. Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ nhận diện những tế bào bất thường, sửa chữa tiêu diệt những tế bào này ngăn chặn ung thư hình thành. Khi bạn bị stress, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoóc môn corticoid đối phó với tình trạng căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ức chế hệ thống miễn dịch, giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư.
Một số bệnh ung thư đã được nghiên cứu có liên quan đến căng thẳng kéo dài bao gồm:
- Ung thư vú: là một trong những bệnh ung thư thường gặp phổ biến hàng đầu ở nữ giới Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nghiên chỉ ra, nguy cơ ung thư vú sẽ tăng 30% ở những nữ giới phải làm việc căng thẳng.
- Ung thư dạ dày: khi căng thẳng cơ thể huy động corticoid để điều chỉnh quá trình trao đổi chất cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày.
- Ung thư phổi: stress kéo dài không có điểm kết thúc sẽ khiến chúng ta có những thói quen không lành mạnh để giải tỏa như hút thuốc. Điều này làm tăng rõ rệt nguy cơ ung thư phổi và nhiều bệnh khác.
- Ung thư đại trực tràng: stress dẫn đến mất kiểm soát cân nặng, khiến các thói quen xấu hình thành như hút thuốc, uống rượu bia… tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh ung thư đường tiêu hóa khác…
3. Hãy duy trì lối sống sinh hoạt khoa học để phòng ung thư
Thực tế, nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh mà chúng ta có thể kiểm soát được. Để giảm nguy cơ mắc ung thư, chúng ta cần duy trì lối sống sinh hoạt khoa học bằng cách ăn uống đủ chất, hợp lý, tăng cường trái cây, rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tích cực luyện tập thể dục thể thao, cố gắng cân bằng cuộc sống, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài…
Ngoài thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học, bạn cần quan tâm đến khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện hay chưa hình thành.
Nhằm thuận lợi cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau, bao gồm cả gói khám tổng quát và riêng lẻ từng bộ phận với đẩy đủ các xét nghiệm, chi phí trọn gói.
Để đăng kí khám tầm soát tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.