Nếu cơ thể ít vận động hoặc vận động liên tục trong thời gian dài, cơ thể đều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cơ bắp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người bệnh giảm đau nhức cơ bắp chỉ với 6 động tác cơ bản dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao cần chăm sóc các nhóm cơ trên cơ thể?
1.1 Tìm hiểu nguyên nhân đau cơ bắp
Cơ bắp là một bộ phận thuộc phần trước của cánh tay và chân và là một trong những bộ phận hoạt động nhiều nhất trong cơ thể người. Do đó, khi cơ thể có dấu hiệu đau nhức cơ bắp thì cuộc sống của người bệnh có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là một số hoạt động như:
– Tập thể dục
– Làm việc nhà, sinh hoạt hàng ngày
– Thực hiện công việc
Đa số người bệnh đau nhức phần cơ bắp do chấn thương khi rèn luyện thể chất nhưng cũng có nhiều trường hợp người bệnh đau do những yếu tố khác tác động với những nguyên nhân thường thấy bao gồm:
– Cơ bắp bị thương do chấn thương khuỷu tay hay phần vai. Trường hợp này thường xảy ra khi người bệnh chơi thể thao chuyên nghiệp hoặc cần phải lặp lại một động tác nhiều lần.
– Sử dụng quá nhiều lực cơ bắp khi luyện tập hoặc rèn luyện thể thao cũng có thể dẫn tới đau đớn.
– Đột ngột sử dụng một lực quá lớn đến cơ bắp như nâng vật nặng, tập gym…
– Bị ngã dẫn tới rách gân tay, chân…
Đau nhức cơ bắp có thể gặp ở mọi giới tính và độ tuổi khác nhau nhưng thường gặp ở người trung niên và người vận động nhiều.
1.2 Các triệu chứng điển hình khi bị đau cơ bắp
Đa số khi có những cơn đau cơ bắp kéo dài, người bệnh thường cảm nhận được ngay bởi cơn đau này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hay công việc của người bệnh. Nếu để quá lâu, cơn đau có thể dẫn tới những di chứng khó lường.
Những biểu hiện ban đầu của đau cơ bắp có thể cảm nhận qua:
– Cơn đau nhói ở bắp tay hoặc bắp chân, có thể ở một bên hoặc cả hai bên.
– Có âm thanh phát ra khi người bệnh cử động tay hoặc chân
– Cơ bắp mỏi, dễ bị chuột rút
– Cơ thể dễ bầm tím
– Đau nhức ở phần khuỷu tay
– Vai và khuỷu tay yếu hơn so với bình thường
2. Những động tác giúp giảm đau cơ bắp bạn nên biết
Dành 10 phút mỗi ngày với con lăn sẽ giúp bạn giảm đau nhức cơ bắp chỉ với 6 động tác đơn giản:
2.1 Tổng hợp động tác giảm đau nhức cho cơ bắp
– Tập cho bắp chân săn chắc, máu huyết lưu thông:
– Động tác giúp cho chân linh hoạt dẻo dai:
Tư thế ngồi thật thoải mái trên sàn nhà, hai chân thẳng, hai tay đặt trên sàn phía sau hỗ trợ “chịu” trọng lượng cơ thể. Để con lăn bọt dưới bắp chân và từ từ cuộn dọc theo mặt sau của chân, di chuyển con lăn từ đầu gối xuống mắt cá chân
– Thư giãn cho vùng hông:
Nằm úp mặt trên sàn nhà, đặt các con lăn dưới hông và cuộn lên – xuống từ hông đến đầu gối.
– Giảm đau mỏi cơ bắp cho vùng lưng:
Ngồi trên sàn nhà với các con lăn trên lưng dưới, thả lỏng đều hai tay phía sau lưng, đồng thời hóp chặt bụng rồi từ từ uốn cong đầu gối di chuyển con lăn lên lưng.
– Tập cho đùi bên ngoài:
Nằm trên mặt sàn với con lăn dưới hông bên phải, gồng bụng và gập bụng cho thăng bằng, sau đó từ từ cho con lăn từ hông xuống đầu gối
– Tập mông:
Ngồi trên con lăn, và thực hiện như hình vẽ
2.2 Những lưu ý quan trọng khi tập luyện để giảm đau nhức cơ bắp
Đối với những trường hợp đau cơ bắp cho tác động ngoại lực, người bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị.
Tuy nhiên đối với những trường hợp sử dụng nhiều quá nhiều lực trong ngày, liên tục trong thời gian dài thì cần dành thời gian để chăm sóc cho cơ bắp của mình, cụ thể:
– Không nên tập luyện, vận động quá sức hay vận động quá lâu
– Không nên tập luyện, vận động quá mạnh khi cơ thể đang có chấn thương
– Không chịu đựng cơn đau khi cơ bắp có dấu hiệu lạ
– Không nên tập luyện, huấn luyện với cường độ quá mạnh
– Nên xây dựng thực đơn phù hợp, khoa học kết hợp với ngủ đủ giấc
– Nên uống nhiều nước mỗi ngày.
Trên đây là những hướng dẫn để người bệnh có thể giảm đau nhức cơ bắp, cải thiện sức khỏe. Người bệnh không nên chủ quan khi cơ bắp đau kéo dài hay đau thắt mà nên đi thăm khám nếu có bất thường kéo dài. Đồng thời, người khỏe mạnh cũng nên lưu ý về chăm sóc sức khỏe cơ bắp thông qua tập luyện những động tác cơ bản thông thường như trên.