“Giải mã” cơn đau đầu kinh niên suốt 10 năm liền

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Theo các chuyên gia: Đau đầu kinh niên rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đáng lo ngại. Nếu gặp phải triệu chứng này, cùng với mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Đau đầu kinh niên suốt 10 năm liền, đi khám tại TCI kết quả bất ngờ

1.1 Chịu đựng cơn đau đầu kinh niên suốt 10 năm liền

Chị N.T.L (52 tuổi, sống tại Phú Thọ) đã chung sống với cơn đau đầu kinh niên trong suốt 10 năm liền.

Chị chia sẻ, trước đây cơn đau đầu chỉ diễn ra âm ỉ nhưng dạo gần đây mức độ đau tăng lên với tần suất nhiều hơn. Chị có cảm giác đầu nặng như có tảng đá đè, cơn đau thường xuất phát từ đỉnh đầu cho đến gáy, kèm nôn khan. Ngoài ra, hiện tượng chậm chạp, quên lẫn cũng bắt đầu xuất hiện.

Chị quyết định đến Thu Cúc TCI để khám. Sau khi thăm khám với Tiến sĩ, bác sĩ Nội thần kinh Nguyễn Văn Doanh, chị L. được tiến hành chụp cộng hưởng từ não và cột sống cổ .

đau đầu kinh niên

Bệnh nhân đau đầu nhiều năm liền đến khám tại Thu Cúc TCI (ảnh minh họa bệnh nhân L).

1.2 Bất ngờ khi nghe bác sĩ kết luận về cơn đau đầu kinh niên của mình

Bác sĩ kết luận:

– Tình trạng đau đầu của chị L. là do cứng cơ cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép thần kinh, làm hẹp mạch máu lên não, gây thiếu máu não dẫn đến đau đầu.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh: Căng cơ gây hẹp mạch máu lên não, khi máu lên não kém đi sẽ gây thiếu máu não, làm xuất hiện cơn đau đầu, chóng mặt. Căng cơ có thể do tư thế nằm sai (gối đầu quá cao) hoặc ngồi quá lâu (dân văn phòng ngồi lâu trước máy tính, thợ may,…).

– Hiện tượng chậm chạp, quên lẫn, là do não bắt đầu có sự thoái hóa myelin chất trắng, rải rác ở hai bán cầu não.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh: các nốt trắng xuất hiện trên phim chụp MRI là hình ảnh bất thường, đây là thoái hóa não chất trắng do vùng não này bị nuôi dưỡng kém, không đủ dinh dưỡng, không đủ oxy. Khi tuổi càng cao, các nốt này càng nhiều, gây tình trạng chậm chạp, quên lẫn.

– Ngoài ra, trên phim chụp MRI não của chị Lộc còn phát hiện bất thường: hình ảnh mao mạch máu bị phình ra tạo thành hang mạch, có thể vỡ, dẫn đến chảy máu, cần được theo dõi.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh: kết quả chụp cộng hưởng từ não của chị L phát hiện thấy có một bất thường, đó là sự xuất hiện của hang mạch (mao mạch máu phình ra tạo thành cái hang như hang động). Hang mạch này có thể vỡ ra gây chảy máu, trong trường hợp này cần phải tiếp tục theo dõi).

Đau đầu kinh niên khám tại Thu Cúc TCI

Tiến sĩ Doanh đọc và phân tích kết quả, nguyên nhân gây tình trạng đau đầu kéo dài cho người bệnh (ảnh minh họa bệnh nhân L).

 

2. Xử trí trường hợp đau đầu suốt 10 năm của người bệnh

Bác sĩ Doanh đã kê đơn thuốc, hướng dẫn một số bài tập giúp lưu thông máu lên não tốt hơn, cũng như tư vấn về chế độ ăn uống cho người bệnh.

Với trường hợp đau đầu kinh niên như của chị L. – Bác sĩ Doanh đã tư vấn cách điều trị như sau:

– Kết hợp với sử dụng thuốc, tập luyện và thăm khám sức khỏe định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Day, bóp nhẹ vào gáy và hai bên bờ vai. Xong cơ gáy thì đổi tay bóp sang bên kia, cứ bóp như vậy thì cơ sẽ mềm ra. Sau đó, cúi xuống từ từ và thả lỏng, ngẩng lên từ từ và thả lỏng, làm một vài lần như vậy thì cơ sẽ dãn ra.

– Nghiêng từ từ hết sang bên phải, đổi nghiêng từ từ hết sang bên trái và xoay cổ từ từ trước ra sau. Cứ làm như vậy cơ mềm ra, máu lưu thông lên não tốt hơn, không gây chóng mặt buồn nôn. Mỗi ngày làm vài ba lần, mỗi lần tầm 10-15 phút, mức độ tăng dần.

– Làm xong có thể chườm nóng hoặc lấy ngải cứu rang cùng với muối chườm lên vùng đau.

Đau đầu kinh niên khám ở đâu?

Bác sĩ kê đơn thuốc, cùng những tư vấn và dặn dò người bệnh về chế độ ăn, uống, tập luyện, nghỉ ngơi sao cho hợp lý (ảnh minh họa bệnh nhân L).

3. Thiếu máu não có thể gây đau đầu kinh niên

Đau đầu, mất ngủ, ù tai, mắt nhìn mờ, lú lẫn hay quên, tê bì chân tay là những biểu hiện điển hình của bệnh thiếu máu não.

Người bệnh sẽ có cảm giác nặng đầu, cơn đau thường tập trung ở vị trí phía sau, không có điểm cố định, điểm đau di chuyển và có thể lan tỏa đến khu vực chẩm, gáy, cổ. Đau có thể kèm thêm một số biểu hiện khác như mất ngủ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ù tai (nghe như có tiếng ve kêu bên tai), mắt nhìn mờ, lú lẫn hay quên, chân tay tê bì như kiến bò.

Có một số nguyên nhân gây thiếu máu não bao gồm:

– Xơ vữa động mạch khiến cho dòng máu tới não bị tắc nghẽn (chiếm đến gần 70% các trường hợp thiếu máu não).

– Sự hình thành của cục máu đông ở mạch máu não hoặc huyết khối di chuyển từ tim hoặc cơ quan khác lên cũng có thể gây thiếu máu não.

– Do huyết áp thấp

– Ngoài ra, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ cũng gây chèn ép và cản trở dòng máu tới não

Đối với trường hợp thiếu máu não chỉ diễn ra dưới 5 phút rồi biến mất, không để lại di chứng gì thì được gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua TIA. Đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ não trong tương lai, cần phải xử trí triệt để.

Thiếu máu não là con đường ngắn nhất dẫn đến đột quỵ thể nhồi máu não (chiếm gần 80% các trường hợp đột quỵ não). Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người Việt mỗi năm và để lại một loạt di chứng nặng nề như tử vong, liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ,…

Đặc biệt, thiếu máu não ngày càng trẻ hóa khiến tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tại Việt Nam và trên thế giới tăng cao. Đây đang là vấn đề “nóng” của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Vì vậy, cần thăm khám sớm khi có dấu hiệu nghi vấn thiếu máu não hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:

– Người cao tuổi

– Người phải lao động trí óc, ngồi lâu một chỗ, ít vận động như dân văn phòng, thợ may,…

– Người làm các công việc hay phải thức khuya, thiếu ngủ

– Uống bia, rượu, hút thuốc lá

– Dư cân, béo phì,….

Hoặc những người có các bệnh nền như: Mỡ máu, huyết áp thấp, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu não thoáng qua,… cần khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh sớm để được phát hiện và hỗ trợ kiểm soát bệnh kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital