Trào ngược dạ dày gây viêm xoang là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, căn bệnh này còn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị acid trong dạ dày dư thừa trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: ợ nóng, ợ chua, đau rát họng, ho khan hoặc ho có đờm, viêm họng, viêm xoang,…
Khi các acid và men tiêu hóa, cùng với thức ăn, từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng, chúng gây tổn thương cho các bộ phận của hệ tiêu hóa như thực quản, dạ dày, hoặc vùng tai, mũi, họng. Những biểu hiện này chính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
2. Bệnh viêm xoang là gì?
Viêm xoang xảy ra khi tế bào niêm mạc trong các khoang xoang bị viêm nhiễm. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ gây sưng, phù nề các tổ chức mũi xoang, hạn chế chức năng lưu thông xoang, dẫn đến ứ đọng dịch nhầy, gây đau nhức xoang. Viêm xoang có hai loại:
– Viêm xoang cấp tính: Triệu chứng kéo dài dưới 4 tuần.
– Viêm xoang mạn tính: Triệu chứng kéo dài trên 4 tuần, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.
3. Trào ngược dạ dày gây viêm xoang không?
Nhiều người thắc mắc liệu trào ngược dạ dày có thể gây viêm xoang hay không. Thực tế, trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn đến hệ hô hấp. Cơ chế gây viêm xoang ở người bị trào ngược dạ dày thực quản được giải thích như sau:
– Thứ nhất, khi dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc mũi, acid có thể gây tổn thương và kích thích đáp ứng viêm miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
– Thứ hai, dịch acid kích thích dây thần kinh giao cảm trong hệ hô hấp, gây nghẹt mũi, tiết dịch mũi quá mức và chảy dịch sau mũi.
– Thứ ba, trào ngược dạ dày thực quản góp phần gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm viêm xoang do vi khuẩn từ đường ruột.
4. Biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày viêm xoang
Viêm xoang do trào ngược dạ dày thường đi kèm các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau nhức xoang nhiều hơn vào ban đêm. Các triệu chứng tăng nặng khi sử dụng đồ cay nóng, đồ uống có cồn, hoặc thực phẩm khó tiêu.
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm xoang do trào ngược dạ dày còn gặp các triệu chứng như:
– Ợ nóng, ợ chua, miệng đắng;
– Buồn nôn và nôn;
– Nóng rát ngực và cổ họng;
– Ho khan, rát họng, giọng khàn.
5. Chẩn đoán chính xác trào ngược dạ dày viêm xoang
Để chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm xoang, cần thực hiện một số phương pháp thăm khám và xét nghiệm chuyên sâu như sau:
– Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử, triệu chứng và khám thực thể để đánh giá sơ bộ về tình trạng của bệnh nhân.
– Đo pH thực quản trong 24 giờ: Đây là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn đoán trào ngược dạ dày-thực quản. Thiết bị đo sẽ được đặt trong thực quản trong vòng 24 giờ để ghi lại mức độ và tần suất axit trào ngược lên thực quản.
– Đo áp lực nhu động thực quản (HRM): Phương pháp này giúp đánh giá chức năng co bóp và nhu động của thực quản, xác định xem thực quản có hoạt động đúng cách trong việc ngăn chặn axit trào ngược hay không.
– Nội soi tiêu hóa: Nội soi sẽ cho phép bác sĩ trực tiếp quan sát thực quản, dạ dày và tá tràng, xác định các tổn thương, viêm loét hoặc những dấu hiệu bất thường khác do trào ngược dạ dày gây ra.
Những phương pháp này kết hợp lại sẽ giúp bác sĩ có được cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về tình trạng trào ngược dạ dày cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến các cơ quan khác như xoang. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
6. Người bệnh khi bị trào ngược dạ dày viêm xoang nên làm gì?
6.1. Thăm khám và điều trị sớm trào ngược dạ dày gây viêm xoang
Viêm xoang do trào ngược dạ dày xuất hiện khi bệnh đã nặng, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, cần thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ lên phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm đến hệ hô hấp và tiêu hóa.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa, bao gồm:
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) để chẩn đoán rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h để chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu bạn có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, hoặc điều trị bằng thuốc chống trào ngược nhưng không hiệu quả, cần thăm khám để chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ.
6.2. Kết hợp với lối sống sinh hoạt lành mạnh điều trị trào ngược dạ dày gây viêm xoang
Để điều trị hiệu quả viêm xoang do trào ngược dạ dày, cần kết hợp điều trị cả hai bệnh và thay đổi lối sống qua các yếu tố sau:
– Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Bổ sung đủ nước ấm mỗi ngày.
Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi.
– Đeo khẩu trang khi ra đường.
– Tránh xa các đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích.
– Thư giãn, phân bổ thời gian làm việc hợp lý để tránh căng thẳng.
– Xây dựng thực đơn ăn uống dinh dưỡng và khoa học.
– Nên kê gối cao đầu và nằm nghiêng trái khi ngủ.
– Tránh thực phẩm cay nóng, giòn cứng, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ chua nhiều acid và thực phẩm ngọt nhiều đường.
Trào ngược dạ dày gây viêm xoang là tình trạng phổ biến ở những người có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản. Khi có dấu hiệu, cần đi khám và chẩn đoán cụ thể. Nếu phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh viêm xoang do trào ngược dạ dày sẽ được kiểm soát tốt.