Dự phòng xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản

Tham vấn bác sĩ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Xuân Thành

Bác sĩ Nội Khoa

Giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra khi các tĩnh mạch ở khu vực thực quản bị giãn, có thể nứt vỡ gây xuất huyết tiêu hóa. Xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản là tình trạng khá phổ biến, cần dự phòng sớm để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

1. Tìm hiểu về xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản

1.1. Vì sao xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản dễ xảy ra?

Một trong những biến chứng khá phổ biến ở người bệnh xơ gan là xuất huyết. Nguyên nhân là do gan xuất hiện các mô sẹo làm tắc nghẽn dòng chảy tại tĩnh mạch cửa của tế bào hồng cầu. Vì vậy, huyết áp tại đây tăng đáng kể, tình trạng này được gọi là tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Hệ quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là các hồng cầu thay đổi dòng chảy sang những mao mạch gần đó, trong đó có tĩnh mạch thực quản, để tiếp tục di chuyển. Bởi tình trạng quá tải hồng cầu này mà các mao mạch bị giãn nở hết cỡ để đủ không gian chứa đựng chúng. Khi phình quá mức, vỡ tĩnh mạch xảy ra và gây xuất huyết nghiêm trọng.

1.2. Triệu chứng của xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản

Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường không gây ra các triệu chứng trừ khi có chảy máu. Các dấu hiệu của chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản bao gồm:

– Nôn ra máu

– Phân đen

– Choáng

– Mất ý thức nếu trong trường hợp nặng

Một số triệu chứng kèm theo như: vàng da, vàng mắt, dễ chảy máu, bầm tím hoặc cổ trướng.

Xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản gây ra triệu chứng nôn, ho hoặc đại tiện ra máu

Khi nôn ra máu, người bệnh xơ gan cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời

1.3. Cảnh báo tình trạng vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan

Ban đầu, người bị xơ gan sẽ đối mặt với tình trạng giãn tĩnh mạch. Các thống kê cho thấy, có đến 50% người bệnh xơ gan bị giãn tĩnh mạch thực quản. Khi tĩnh mạch thực quản bị giãn và tiến triển nặng, tĩnh mạch thực quản sẽ vỡ. ⅓ trường hợp giãn tĩnh mạch thực quản sẽ vỡ gây xuất huyết, đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh.

Bệnh sẽ ít có biểu hiện rõ ràng trừ khi người bệnh đi ngoài hoặc nôn ra máu. Chính vì thế, những người mắc bệnh xơ gan cần thăm khám thường xuyên và tích cực điều trị. Nếu đã được chẩn đoán giãn tĩnh mạch thực quản, bác sĩ sẽ lưu ý trong sinh hoạt và cảnh báo các triệu chứng để người bệnh theo dõi.

Ngay khi có dấu hiệu xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản, người bệnh cần nhanh chóng cấp cứu để được xử lý kịp thời.

2. Thông tin về phương pháp điều trị bệnh xơ gan

Phương pháp điều trị xơ gan phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương gan. Mục tiêu điều trị chính là làm chậm sự tiến triển của các mô sẹo, kiểm soát biến chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh.

2.1. Điều trị xơ gan theo nguyên nhân gây bệnh

Nếu bị xơ gan giai đoạn đầu, điều trị nguyên nhân sẽ giảm thiểu thiệt hại cho gan. Một số phương pháp được áp dụng cho người bị xơ gan như sau:

– Sử dụng thuốc kiểm soát viêm gan siêu vi theo đơn của bác sĩ

– Cai rượu

– Giảm cân

– Sử dụng thuốc kiểm soát nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Để ngăn chặn xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần tuân thủ phác đồ bác sĩ đề ra

2.2. Điều trị các biến chứng

Trường hợp xơ gan đã tiến triển thành biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị cụ thể tùy vào mức độ nghiêm trọng của chúng.

Cổ trướng và phù

Chế độ ăn ít muối và sử dụng các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu, truyền albumin … có thể kiểm soát tình trạng. Trong trường hợp nặng, người bệnh cần thực hiện một số thủ thuật để dẫn lưu dịch ổ bụng hoặc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.

Tăng áp tĩnh mạch cửa

Một số loại thuốc huyết áp nhất định có thể kiểm soát tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa cũng như ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh nội soi đường tiêu hóa định kỳ để xác định các tĩnh mạch giãn ở thực quản hoặc dạ dày để xử lý sớm, phù hợp.

Nhiễm trùng

Người bệnh có thể được chỉ định uống kháng sinh hoặc điều trị bằng các phương pháp khác. Ngoài ra, người bệnh nên tiêm phòng cúm, viêm phổi, viêm gan A và B đầy đủ.

Bệnh não gan

Một số loại thuốc có tác dụng giảm tình trạng tích tụ chất độc trong máu do chức năng gan kém hiệu quả.

Phòng ngừa ung thư gan

Bác sĩ đề nghị người bệnh xét nghiệm máu và siêu âm ổ bụng định kỳ để phát hiện dấu hiệu của ung thư gan.

Người bệnh nên thăm khám định kỳ để ngăn ngừa xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản

Thăm khám định kỳ là điều người bệnh xơ gan nên làm để cải thiện tình trạng bệnh, ngăn bệnh diễn biến âm thầm

2.3. Phẫu thuật ghép gan

Trong trường hợp xơ gan tiến triển thành xơ gan mất bù, khả năng hoạt động gần như không còn, ghép gan là phương án khả thi.

Lưu ý, xơ gan là bệnh lý nghiêm trọng, cần được điều trị tích cực và thực hiện càng sớm càng tốt. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng để cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa biến chứng.

3. Cách phòng ngừa xơ gan ai cũng cần biết

Xơ gan tuy khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản. Để ngăn ngừa gan xơ hóa, mỗi người chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, các thói quen tốt trong sinh hoạt để chủ động phòng ngừa bệnh cũng như nhiều căn bệnh khác:

– Hạn chế uống rượu, bia: kiểm soát lượng rượu tiêu thụ và tần suất phù hợp để không gây hại cho gan và sức khỏe tổng thể. Nếu đã mắc các bệnh về gan, người bệnh cần bỏ bia rượu hoàn toàn.

– Chế độ dinh dưỡng cân bằng bằng cách tăng cường bổ sung rau, củ, trái cây; thực phẩm giàu protein; ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn; cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.

– Nên ăn chín, uống sôi và đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

– Duy trì cân nặng hợp lý, ở ngưỡng chỉ số BMI cho phép.

– Tăng cường vận động, tập luyện đều đặn với tần suất 4-5 ngày/tuần.

Khám sức khỏe định kỳ và khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường.

– Bỏ thuốc lá và các chất kích thích độc hại.

– Tránh các hành vi làm lây nhiễm virus viêm gan B và C như tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn.

– Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan A, B đều đặn.

– Tiêm phòng cúm, viêm phổi định kỳ hằng năm.

– Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây hại cho gan. Tránh tự ý tăng liều lượng hoặc bỏ uống thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital