Bệnh viêm đại tràng xuất huyết là chứng bệnh thường gặp về đường tiêu hóa. Điều trị viêm đại tràng xuất huyết như thế nào luôn là quan tâm của rất nhiều người bệnh.
Bệnh khởi phát từ viêm đường tiêu hóa cấp tính do người bệnh bị nhiễm các loại vi khuẩn hay các loại khuẩn ký sinh thông qua đường ăn uống. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị viêm đại tràng xuất huyết hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn vì bệnh chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Mỗi giai đoạn bệnh khác nhau lại có phương pháp điều trị khác nhau.
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện cần điều trị viêm đại tràng xuất huyết
Biểu hiện của bệnh tùy theo mức độ tổn thương:
– Trường hợp điển hình: Người bệnh tiêu chảy nhiều, phân nhiều máu, đau bụng khiến người bệnh phải đi đại tiện ngay. Mót rặn khi đại tiện.
– Trường hợp thể nhẹ: 60% trường hợp là thể nhẹ.Người bệnh không có thay đổi về thể trạng, đại tiện chảy máu dưới 4 lần/ngày. Không thiếu máu, không giảm protein máu. Tình trạng có thể diễn tiến thành nặng.
– Trường hợp thể trung bình: 25% trường hợp là thể nặng. Biểu hiện là đau quặn bụng, đại tiện phân máu thường dưới 6 lần/ngày, thường xảy ra vào ban đêm. Thường kèm sốt, giảm protein máu, khiến người bệnh mệt mỏi.
– Trường hợp thể nặng: Chiếm khoảng 15%. Người bệnh đại tiện có máu hơn 6 lần/ngày. Thường có cảm giác đau rát, hậu môn buốt, mót rặn. Cơ thể suy sụp với nhịp tim nhanh, sốt cao, hạ huyết áp, bụng trướng. Nếu không được điều trị có thể tiến triển rất nặng, dẫn đến tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.
Người bệnh thường có biểu hiện sốt, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Có thể bị phù chân do giảm protein máu khi mắc bệnh lâu ngày. Trong thể nặng có thể có biểu hiện mất nước, khát nước, môi khô. Nếu viêm đại tràng nhiễm độc thì còn xuất hiện các triệu chứng sốc như: Tụt huyết áp, mạch nhanh, bụng đau dữ dội, đau sưng các khớp ở vùng chậu…
2. Nguyên nhân viêm đại tràng xuất huyết
Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng xuất huyết hiện vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên bệnh có liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch. Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu và bệnh Crohn được gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột. Ban đầu khu trú ở trực tràng, sau đó lan dần vào trong và có thể gây tổn thương tới toàn bộ đại tràng. Thậm chí đôi khi có thể lan sang một phần đoạn cuối ruột non.
3. Mục tiêu điều trị viêm đại tràng xuất huyết
Mục đích điều trị viêm đại tràng xuất huyết chủ yếu là giúp người bệnh ngăn cản được sự lan rộng của bệnh và duy trì sự ổn định của bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, như:
– Thực hiện chế độ ăn với những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu
– Tránh các chất kích thích niêm mạc đại tràng, thức ăn cay nóng
– Giảm mỡ, giảm béo, rau sống… trong khẩu phần ăn
– Chế độ ăn của người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ
– Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ uống có cồn.
Mục đích điều trị viêm đại tràng xuất huyết chủ yếu là giúp người bệnh ngăn cản được sự lan rộng của bệnh và duy trì sự ổn định của bệnh. Hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn viêm loét đại tràng chảy máu. Các phương pháp điều trị nhằm hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt đủ dưỡng chất, tránh stress, căng thẳng.
4. Quá trình điều trị viêm đại tràng xuất huyết
4.1 Điều trị viêm đại tràng xuất huyết với trường hợp chưa từng điều trị
Khởi đầu việc chữa trị người bệnh có thể được chỉ định dùng 1 loại thuốc. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá đáp ứng dựa vào các triệu chứng lâm sàng sau 10-15 ngày.
4.2 Điều trị viêm đại tràng xuất huyết với trường hợp đang điều trị có tiến triển nặng
Với trường hợp đã hoặc đang điều trị, tuy nhiên có tiến triển nặng thì cần bắt đầu điệu trị lại. Sử dụng 2 loại thuốc đang điều trị và kết hợp thêm 1 loại thuốc khác.
Trong trường hợp bệnh nặng, phẫu thuật cắt bỏ đại tràng có thể được bác sĩ chỉ định. Đây là biện pháp duy nhất điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, áp dụng cho trường hợp nặng nhiễm độc, có nguy cơ thủng đại tràng. Hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
4.3 Điều trị viêm đại tràng xuất huyết với trường hợp đã điều trị và đã ngừng
Trường hợp đã điều trị viêm đại tràng chảy máu nhưng ngừng điều trị từ lâu thì bắt đầu lại giống như trường hợp chưa từng điều trị. Tuy nhiên nên bắt đầu bằng các loại thuốc khác.
Trường hợp tổn thương ở thể nhẹ tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma, có thể kết hợp thuốc điều trị tại chỗ, viên đặt hậu môn và thuốc thuốc thụt.
Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, người bệnh viêm đại tràng xuất huyết khi điều trị cần được theo dõi thường xuyên. Bệnh nhân tái khám 6 tháng/lần, thực hiện soi đại tràng để có thể kịp thời phát hiện các giai đoạn bệnh tiếp theo và sớm có phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Điều trị viêm đại tràng xuất huyết ở đâu?
Việc điều trị viêm đại tràng xuất huyết cần tiến hành ở các chuyên khoa tiêu hóa uy tín, chất lượng. Ngay khi có các triệu chứng lâm sàng, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Từ lâu, Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã được biết đến là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp, người bệnh sẽ được hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về điều trị viêm đại tràng xuất huyết, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.