Điều trị u thực quản thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Khối u ở thực quản gồm có 2 loại là lành tính và ác tính. Tùy vào tính chất của từng loại u mà có  phương pháp điều trị phù hợp. Vậy điều trị u thực quản thế nào hiệu quả?

Hiện nay, nội soi thực quản là phương pháp thăm khám hiệu quả giúp phát hiện sự hiện diện của khối u ở thực quản. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ, có gắn nguồn sáng và camera, đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường mũi xuống thực quản nhằm tìm kiếm những tổn thương. Các khối u ở thực quản có thể phát hiện sớm qua nội soi. Thông qua nội soi, bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết nhằm xác định loại u lành tính hay ác tính.

U thực quản được chia làm 2 loại là u lành tính và u ác tính

U thực quản được chia làm 2 loại là u lành tính và u ác tính

1. Điều trị u thực quản lành tính

U thực quản lành tính hiếm gặp, chỉ chiếm 0,5-0,8% trong tất cả các loại u thực quản. Khoảng 60% u lành và nang thực quản là u cơ trơn, nang thực quản chiếm 20%, polyp chiếm 5%. Những tổn thương lành tính khác chiếm

Tùy vào từng loại u thực quản lành tính mà có biện pháp điều trị cụ thể.

1.1. U cơ trơn

Đây là một loại u lành tính ở thực quản, thường gặp ở độ tuổi ừ 20-50, kích thước u thay đổi nhưng ít khi quá 5cm. Khối u lớn có thể gây khó nuốt, nặng tức, đau sau xương ức, buồn nôn và nôn, xuất huyết thực quản.

1.2. Nang thực quản

Nang thực quản gồm 2 loại biểu mô, tế bào mỡ và cơ trơn. Nang thực quản 1/3 trên thường gặp ở trẻ nhỏ; nang thực quản 1/3 dưới ở giai đoạn đầu không có triệu chứng nên phát hiện muộn, ở lứa tuổi thiếu niên. Người lớn khi bị nang thực quản sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như chảy máu, khó nuốt, đau sau xương ức…

1.3. Polyp có cuống thực quản

Polyp thực quản là lành tính và thường gặp ở người lớn tuổi với các triệu chứng nôn ra máu, khó nuốt, đi ngoài phân đen.

U thực quản lành tính thường không cần điều trị, chỉ cần theo dõi theo chỉ định của bác sĩ

U thực quản lành tính thường không cần điều trị, chỉ cần theo dõi theo chỉ định của bác sĩ

1.4. U nguyên bào cơ loại tế bào hạt

Đây là loại bướu lành tính thường gặp và hay xuất hiện trong ngực, lưỡi, da, miệng, đường hô hấp trên. Kích thước u thay đổi từ 0,5-4cm và thường gặp ở người trên 40 tuổi. Các triệu chứng bệnh thường gặp là khó nuốt, đau sau xương ức, buồn nôn và nôn…

1.5. U mạch máu niêm mạc thực quản

Loại u này chiếm 2-3% u lành thực quản, không có triệu chứng nhưng thường gây chảy máu ồ ạt gây nguy hiểm tới tính mạng.

>>> Hầu hết các u lành tính thực quản không nguy hiểm tới tính mạng nên không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Một vài trường hợp u lành tính tự khỏi nhưng cũng có trường hợp biến chuyển ung thư (u ác tính). Vì thế người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi và điều trị kịp thời.

2. Điều trị u thực quản ác tính

U thực quản ác tính hay còn gọi là ung thư thực quản. Đây là tình trạng khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi.

Ngoài ra, bệnh còn gặp ở những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nam giới, uống rượu và hút thuốc thường xuyên
  • Thói quen ăn uống không khoa học, ăn những thức ăn nóng, thực phẩm lên men như dưa, cà muối; chế độ ăn ít trái cây, rau quả.
  • Mắc các bệnh lý ở thực quản như trào ngược dạ dày thực quản, Barrett thực quản, loét hẹp thực quản dưới, nhiễm HPV
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh
  • Từng mắc bệnh ung thư ở vùng đầu – cổ

Ung thư thực quản là bệnh nguy hiểm nên việc phát hiện và điều trị sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi được chẩn đoán có u ác tính ở thực quản, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.

Hóa trị là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị u thực quản ác tính

Hóa trị là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị u thực quản ác tính

Tùy vào giai đoạn bệnh, mức độ, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị ung thư thực quản phù hợp. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản thường được áp dụng là:

2.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ giúp lấy đi toàn bộ đoạn thực quản có khối u và các hạch lympho gần đó. Đoạn thực quản còn lại sẽ được nối với dạ dày để giúp người bệnh ăn uống và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Ngoài ra, người bệnh có thể cần phải đặt stent thực quản để cải thiện tình trạng khó nuốt, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn.

2.2. Hóa trị

Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc hóa chất, tiêm vào  cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống để tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa chúng phát triển. Hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.

2.3. Xạ trị

Phương pháp này dùng năng lượng cao để thu nhỏ khối u và giảm đau cho người bệnh. Xạ trị chỉ tác động trực tiếp vào vùng có khối u mà không ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể, giúp thu nhỏ và loại bỏ u thực quản.

Các phương pháp điều trị u thực quản ác tính nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào loại bệnh và tình trạng bệnh, giai đoạn cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Hiện nay, bệnh viện Thu Cúc có hợp tác chuyên môn với đội ngũ chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat – chuyên điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa, đã giúp chữa trị thành công nhiều ca mắc ung thư thực quản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital