Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở cả người trưởng thành và trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, điều này làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng, hệ thống hô hấp hoặc tiêu hóa. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể phát triển nhanh chóng và trở nên nặng nề. Vậy dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ giải đpá ngay cho bạn về những dấu hiệu đó nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nguy cơ của sốt xuất huyết đối với trẻ sơ sinh
Sốt xuất huyết là bệnh thường diễn ra phổ biến ở trẻ em, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 4 đến 9. Tuy nhiên, gần đây, có sự tăng cao của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, chiếm khoảng 5-6% trong tổng số trường hợp. Xét theo khía cạnh lâm sàng, sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh thường rất khó chẩn đoán. Cũng bởi bé còn quá nhỏ để có triệu chứng rõ ràng trong cơ thể. Hơn nữa, các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh thường tương tự với nhiều bệnh khác. Bệnh có thể phát triển phức tạp, khó dự đoán cũng như điều trị.
Tóm lại, việc điều trị sốt xuất huyết nặng ở trẻ sơ sinh không đơn giản như trường hợp của người lớn. Sự phát triển của bệnh ở trẻ sơ sinh không chỉ khó dự đoán mà còn gặp khó khăn trong việc thiết lập đường truyền tĩnh mạch cho trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến việc bé phải tiêm nhiều lần, gây tổn thương da và kích thích quá trình rối loạn đông máu nghiêm trọng hơn trong tương lai.
2. Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Tương tự như trường hợp của trẻ lớn và người trưởng thành, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:
– Trẻ sơ sinh tự nhiên sốt cao liên tục.
– Thấy xuất huyết dưới da của bé.
– Bé nôn ra ít máu lẫn với thức ăn.
– Tiểu ra máu và khó phát hiện nếu không để ý.
– Bé ít tiểu tiện và phù nề.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rất ít trường hợp trẻ sơ sinh sẽ có triệu chứng chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng. Hầu hết trẻ bị sốt xuất huyết sẽ thể hiện sự tăng kích thước của gan, tương tự như ở người lớn. Mặc khác, sốt có thể giảm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi bệnh bắt đầu. Ngoài các triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết, còn có các dấu hiệu không điển hình và hiếm gặp như:
– Trẻ sơ sinh sưng lách hoặc co giật.
– Bé lơ mơ hoặc hôn mê.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết và dễ gây nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, người chăm sóc và phụ huynh thường dễ chủ quan và có thể trì hoãn việc đưa trẻ đến bệnh viện, dẫn đến sự xử trí chậm trễ.
3. Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
3.1 Đưa ra chẩn đoán
Cha mẹ có thể nhận biết một số triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh trong 3 ngày đầu tính từ khi trẻ bắt đầu có sốt, bao gồm:
– Ngày 1: Trẻ bất ngờ bị sốt cao, da cổ và mặt đỏ ửng mà không đau.
– Ngày 2: Trẻ vẫn sốt cao, và có thể xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dưới da.
– Ngày 3: Các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, và các biện pháp hạ sốt thường không hiệu quả. Trẻ có thể chảy máu răng hoặc chảy máu mũi.
Lúc này, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời. Tại cơ sở y tế, trẻ sẽ được kiểm tra lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đặt chẩn đoán sốt xuất huyết. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp cho trẻ.
3.2 Quy trình điều trị cho trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết
Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho căn bệnh sốt xuất huyết này. Mục tiêu trong quá trình điều trị sốt xuất huyết là giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Đối với trường hợp được điều trị tại nhà, phụ huynh cần tuân theo các hướng dẫn sau:
– Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc cho trẻ dùng thuốc. Thông thường, thuốc được đưa cho trẻ nhằm giảm sốt, giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe của trẻ.
– Đảm bảo bé được cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Nếu trẻ đang bú mẹ, hãy tăng cường cho trẻ bú thường xuyên. Đối với trẻ đã bắt đầu ăn cố định, nên cung cấp thực phẩm dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo và súp.
– Sử dụng nước ấm để lau trán trẻ giúp làm giảm sốt và làm dịu sự khó chịu do mồ hôi gây ra.
– Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần theo dõi trẻ một cách thường xuyên. Cha mẹ nên tránh sử dụng các phương pháp điều trị dân gian cho trẻ để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
– Điều trị tại cơ sở y tế: Trong những tình huống nghiêm trọng, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Tại đây, trẻ có thể được điều trị bằng cách truyền dịch tĩnh mạch và chất điện giải. Mục đích để đảm bảo cân bằng nước trong cơ thể trẻ đang sốt. Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.
4. Khi nào trẻ bị sốt xuất huyết ổn định để được xuất viện?
Khi trạng thái sức khỏe của trẻ ổn định, các chỉ số xét nghiệm đạt mức tiêu chuẩn, bác sĩ có thể xem xét việc xuất viện cho bé. Cụ thể, các tiêu chuẩn để ra viện của trẻ bao gồm:
– Trẻ đã hết sốt ít nhất trong vòng 24 giờ mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt.
– Trẻ đã bắt đầu có biểu hiện thèm ăn, đi tiểu đều đặn không có máu. Lúc này, các triệu chứng lâm sàng sốt xuất huyết đã giảm đi đáng kể.
– Không có dấu hiệu của suy hô hấp do chất lỏng tích tụ trong màng phổi hoặc màng bụng.
– Kết quả xét nghiệm chỉ số tiểu cầu đạt mức 50000/mm3.
Hy vọng những thông tin về dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hữu ích với bạn. Phụ huynh cần hết sức cẩn trọng và đưa bé đến bệnh viện thăm khám ngay khi nghi ngờ sốt xuất huyết nhé.