Viêm gan A là bệnh lý về gan thường gặp và lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa. Thông qua các dấu hiệu nhận biết viêm gan A dưới đây, chúng ta sẽ phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu nhận biết viêm gan A
Một số người có thể bị nhiễm virus viêm gan A mà không hề có triệu chứng. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ, trong khi triệu chứng ở thanh thiếu niên và người lớn thường nặng hơn. Các dấu hiệu nhận biết viêm gan A gồm:
- Mệt mỏi: Đây là biểu hiện xuất hiện đầu tiên khi bị bệnh viêm gan A, khi đó gan hoạt động kém hơn, các chất độc có hại được giữ lại trong cơ thể làm cho toàn thân có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người.
- Rối loạn tiêu hóa: Gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn nên khi nhiễm virus viêm gan A thì vai trò này giảm đi, lúc này người bệnh sẽ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng nhẹ ở vùng bên phải xương sườn…
- Sốt nhẹ: Khi virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến lượng bạch cầu tăng cao dẫn tới tình trạng sốt vừa hoặc sốt cao thường xuyên.
- Ngứa da: Virus viêm gan A gây ảnh hưởng tới gan, khiến gan không làm đúng nhiệm vụ của mình, lúc này người bệnh có thể sẽ thấy ngứa da, nooit mụn nhọt.
- Vàng da: Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan A.
- Nước tiểu có màu vàng: Lượng albumin được đào thải qua thận nên khi quan sát thấy nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm thì người bệnh cần đi khám ngay. Triệu chứng này điển hình trong tất cả các trường hợp nhiễm virus viêm gan.
- Đau cơ, khớp: Triệu chứng này thường ít gặp, có khoảng 10% người mắc phải viêm gan A có gặp phải triệu chứng nà. Dau cơ và khớp có thể chứng tỏ bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
Nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu viêm gan A nêu trên người bệnh cần đi khám ngay. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác nhằm đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe.
Bệnh viêm gan A thường không gây tổn thương vĩnh viễn tới gan thế nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng.
—>>> Tham khảo: cách phòng bệnh viêm gan A
2. Cách điều trị viêm gan A
Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với viêm gan A. Mục tiêu điều trị chủ yếu là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tránh tổn thương gan vĩnh viễn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc kháng virus để hỗ trợ điều trị các triệu chứng và làm thuyên giảm bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý tới một số điều sau để cải thiện sớm sức khỏe như:
- Chế độ ăn hợp lý: Người bệnh cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như thực phẩm giàu protein, thực phẩm có lượng calo cao, thực phẩm nhiều đạm… Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thụ hết dinh dưỡng.
- Không uống rượu bia bởi những loại đồ uống này gây hại cho gan.
- Sinh hoạt hợp lý: Bệnh nhân viêm gan A cần được nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ hợp lý không làm việc mất sức nhiều quá; ngủ đúng giờ, đủ giấc và thường xuyên tham gia các môn thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
- Theo dõi sức khỏe và tái khám đúng hẹn.