Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao ở bất kì độ tuổi nào. Do đó, việc phòng ngừa đột quỵ sớm là điều cấp thiết với bất kì ai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những cách phòng ngừa đột quỵ có thể áp dụng.
Menu xem nhanh:
1. Phòng tránh đột quỵ có ý nghĩa thế nào?
1.1 Biết cách phòng ngừa đột quỵ giúp bạn thoát nguy cơ đến từ đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kì ai và rất đột ngột. Thông thường bệnh để lại những di chứng nguy hiểm cho sức khỏe với nhiều hệ lụy khôn lường bao gồm: suy giảm trí nhớ, liệt nửa người, liệt toàn thân…
Một số trường hợp nguy hiểm có thể tử vong nhanh chóng. Do đó, phát hiện sớm bệnh đột quỵ giúp người bệnh ngăn chặn sớm nguy cơ di chứng nặng nề, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những biến cố lớn về sức khỏe.
1.2 Biết cách phòng ngừa đột quỵ giúp bạn bảo vệ tính mạng cho bản thân và gia đình
Hiểu biết về bệnh đột quỵ giúp người bệnh có được kiến thức để ngăn chặn sớm nguy cơ đến với bản thân và gia đình đồng thời cũng xử lý nhanh chóng nếu đột quỵ xảy ra.
Thời gian “vàng” trong tầm soát và phát hiện đột quỵ là thời điểm chưa từng đột quỵ và thời gian “”vàng” trong sơ cấp cứu điều trị bệnh là 3,5 – 4 giờ đầu sau khi phát bệnh. Do đó, phát hiện và phòng chống càng sớm đột quỵ càng có cơ hội điều trị và xử lý bệnh sớm.
2. Những giải pháp để phòng chống đột quỵ cần biết
2.1 Xây dựng cách ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là điều người bệnh có thể cân nhắc thực hiện mỗi ngày với những lưu ý quan trọng như sau:
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng hàm lượng nhóm chất protein, tinh bột, chất béo, khoáng chất và vitamin…
– Không ăn quá nhiều trong cùng một bữa và ăn quá ít trong cùng một ngày. Bạn hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực tiêu hóa tới dạ dày và các cơ quan khác.
– Sử dụng nhiều rau củ quả tươi và sạch để bổ sung dưỡng chất tới mạch máu, tăng lưu thông máu.
– Bổ sung nhiều omega – 3 và các chất béo không no để giảm lượng cholesterol trong máu, giảm xơ vữa động mạch và tránh hình thành cục máu đông…
Đối với những người có tiền sử tim mạch, thiếu máu não hay cao huyết áp… thì nên xây dựng chế độ ăn uống riêng với sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
2.2 Chăm chỉ tập luyện thể dục phòng ngừa bệnh đột quỵ
Cách phòng chống đột quỵ khác là cần tập luyện thể dục mỗi ngày để giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu, cải thiện đề kháng…
Tùy vào thể trạng và sở thích cá nhân để chọn bài tập khác như như: yoga, thiền, dưỡng sinh, đi bộ… và nên tập cường độ nhẹ nhàng với khoảng từ 4-5 buổi/ tuần và mỗi lần khoảng 20 đến 30 phút.
Người cao tuổi thì cần những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe hơn.
2.3 Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ
Tâm trạng mệt mỏi và căng thẳng trong thời gian dài cũng là một nhân tố khiến bệnh đột quỵ có nguy cơ cao hơn bởi người bệnh stress thường có những thói quen như: hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya, ngủ ít…
Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể luôn mệt mỏi, lưu thông máu kém và dẫn tới đột quỵ.
Bên cạnh loại bỏ những thói quen xấu thì việc duy trì lối sống và tinh thần thoải mái giúp người bệnh tránh căng thẳng và tăng cường lưu thông máu đến não, ngăn ngừa nguy cơ bệnh đột quỵ.
2.4 Điều trị những bệnh lý nguy cơ cao là cách để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ có liên quan trực tiếp tới một số bệnh lý như: tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tim mạch, cao huyết áp… do đó để ngăn ngặn sớm đột quỵ thì bạn cần điều trị và cải thiện tình trạng bệnh này.
Đồng thời, đối với những người có bệnh lý mạn tính thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được hướng giải quyết và ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ.
2.5 Giữ cho cơ thể luôn ấm áp
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đột quỵ thường có xu hướng tăng nhiều hơn trong mùa lạnh, đặc biệt là đột quỵ ở người cao tuổi. Nguyên nhân là bởi khi trời lạnh thì lượng hormone catecholamine của cơ thể tăng cao khiến bệnh nhân dễ tăng huyết áp và dẫn tới đột quỵ.
Cách để phòng chống đột quỵ khác là bạn nên giữ cơ thể ấm áp, không tắm đêm hoặc tắm nước lạnh… Đặc biệt, bạn nên uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể với nước ấm mỗi ngày, hạn chế uống nước lạnh và nước đá.
2.5 Từ bỏ những thói quen xấu
Hút thuốc lá và liên tục sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ đột quỵ đối với người sử dụng bởi nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh có những thói quen này trong thời gian dài có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh thì bạn cần hạn chế thói quen có hại này trong cuộc sống.
2.6 Thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ thường xảy ra đột ngột và bạn thường khó có thể nhận dạng được những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh. Do đó, giải pháp tốt nhất là bạn chủ động thăm khám và kiểm tra tầm soát những nguy cơ đột quỵ đối với cơ thể mình để có cách xử lý kịp thời.
Trên đây là tổng hợp những cách phòng ngừa đột quỵ sớm mà bạn cần lưu ý. Đồng thời, đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý sớm. Mỗi người nên hạn chế tối đa những tác động tiêu cực dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ và xây dựng biện pháp ngăn ngừa phù hợp.