Chuyên gia giải đáp: “Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?”

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn tới việc nuôi dưỡng hệ tuần hoàn trong cơ thể. Vậy thiếu máu não nên ăn gì cho tốt và kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

1. Hiểu đúng về thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng tế bào não, dẫn đến rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người bị thiếu máu não gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như trước đây, giảm tuần hoàn máu lên não chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, đối tượng lao động trí óc, thường gặp căng thẳng, mệt mỏi,… thì hiện nay triệu chứng này có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biết tuổi tác. Nguyên nhân có thể đến từ các thói quen xấu như: thức khuya, ăn uống không điều độ và không đủ chất, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,…

2. Thực đơn dành cho người bị thiếu máu não

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ tuần hoàn, thúc đẩy khả năng trao đổi chất với tế bào và cung cấp máu, oxy nuôi dưỡng não. Người bị thiếu máu não nên lưu ý một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng như sau:

2.1. Những thực phẩm người bị thiếu máu não nên ăn

“Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?” theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc gợi ý như sau:

Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến việc điều trị chứng thiếu máu não. Theo đó, bạn nên ưu tiên bổ sung đầy đủ protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là chất sắt. Tùy theo thể trạng của mỗi cá nhân có thể điều chỉnh khẩu phần ăn theo lộ trình từ từ, tránh thay đổi đột ngột để cơ thể dần thích nghi, đảm bảo sức khỏe.

– Người bị thiếu máu não nên nạp vừa đủ các thực phẩm giàu protein – sắt như: thịt bò, cá hồi, hải sản, lòng đỏ trứng gà, gan động vật,…

– Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin – sắt như: rau có màu xanh đậm (rau chân vịt, bông cải xanh, rau cần tây, súp lơ xanh), bí ngô, cà rốt, lựu, bơ, quả mọng (dâu tây, quả mâm xôi, quả mận), nho đen khô,…

Ngoài ra, các sản phẩm làm từ đậu nành, hạt óc chó, chocolate đen, ngũ cốc nguyên hạt cũng được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần cân đối liều lượng thức ăn sao cho phù hợp, tránh ăn quá nhiều dẫn tới dư thừa chất và gián tiếp gây ra một số bệnh lý khác.

thiếu máu não nên ăn gì cho tốt

Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt? Đừng bỏ qua nhóm thực phẩm giàu nguyên tố sắt vi lượng.

2.2. Thiếu máu não nên hạn chế ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh cũng khuyên người bị thiếu máu lên não nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau:

– Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ là “thủ phạm” hàng đầu khiến cholesterol tăng cao, gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não

– Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa hàm lượng muối cao, không tốt cho tim mạch

– Các thức uống có cồn (rượu, bia,…)

– Nước ngọt có gas sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, gây ra biến chứng nguy hiểm như đột quỵ

thiếu máu não kiêng ăn gì

Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt? Tránh xa thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ uống có gas, có cồn.

2.3. Phải kiêng ăn trong bao lâu?

Trên thực tế, không có mức thời gian cụ thể quy định rằng người bị thiếu máu cần kiêng ăn những thực phẩm trên trong bao lâu. Nhưng bạn nên nhớ rằng, đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương, việc liên tục nạp các nhóm thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối,… còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận, tiểu đường,… sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Để biết chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, cũng như khẩu phần ăn khoa học, hãy tham vấn bác sĩ để xây dựng lộ trình ăn kiêng phù hợp, tránh lạm các loại thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

3. Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dành cho người bị thiếu máu não

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh khuyên người bệnh nên:tuân thủ nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn khoa học, cần chú ý chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập luyện vừa sức, duy trì thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ đặc biệt là sức khỏe hệ thần kinh tối thiểu 6 tháng/lần.

Hoạt động này mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:

– Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh lý thông qua các chỉ số xét nghiệm máu

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kịp thời để tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn

– Bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể

– Tăng cao hiệu quả điều trị và hạn chế bệnh tái phát trở lại

– Tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị trong trường hợp bệnh trở nặng

Thiếu máu lên não kéo dài gây ra không ít phiền phức trong cuộc sống và công việc như đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì tay chân, chất lượng công việc giảm sút, đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ). Ngoài ra, thiếu máu lên não còn là “cửa ngõ” của không ít bệnh nguy hiểm khác, vì vậy bạn hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe của bản thân là việc làm vô cùng cần thiết.

thiếu máu não nên ăn gì

Khám sức khỏe định kỳ hỗ trợ theo dõi tình trạng tổng quát và kịp thời điều chỉnh

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: thiếu máu não nên ăn gì cho tốt? Đừng ngại ngần tham khảo và chia sẻ ý kiến với chuyên gia. Bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở của Hệ thống Y tế Thu Cúc để gặp trực tiếp chuyên gia, thăm khám và điều trị hiệu quả hoặc liên hệ tổng đài của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn. Cảm ơn bạn đã đọc và tham khảo những thông tin hữu ích của chúng tôi. Cùng chia sẻ những thông tin hữu ích này để nhiều người biết đến và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của chính mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital