Chắp mắt trong là hiện tượng mọc mụn bên trong mắt. Thông thường chắp mắt trong sẽ lành sau khoảng 5-7 ngày bởi đây là bệnh lành tính. Nhưng có những loại chắp mắt có kích thước lớn gây khó chịu và cản trở sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Lúc này, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để giải quyết triệt để.
Menu xem nhanh:
1.Tìm hiểu một số thông tin về chắp mắt trong
Thông thường, khi bị chắp mắt trong người bệnh sẽ bị nổi cục ở phía trong mí mắt trên. Chắp mắt sẽ dần to và cứng hơn theo thời gian. Tùy vào vị trí và độ lớn mà chắp mắt có thể đè lên giác mạc dẫn đến nhìn sẽ bị mờ nhẹ.
Mặc dù biểu hiện tương tự như lẹo nhưng chắp mắt không gây đau như lẹo. Đa số chắp mắt sẽ dần khỏi trong vòng 1 tuần mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bạn thấy thị lực quá bị ảnh hưởng, khó chịu hay bị cộm mắt, bạn nên nhanh chóng đến chuyên khoa mắt của bệnh viện để kiểm tra.
2.Triệu chứng và biểu hiện của chắp mắt trong
Khi bị chắp mắt, người bệnh sẽ rất khó chịu phần mí mắt, nhưng để chắc chắn hay không bạn sẽ cần xác định xem có đúng với hai biểu hiện đặc trưng sau:
– Nhìn bên ngoài có nốt màu đỏ trên mí mắt và cảm giác cộm từ bên trong
– Chỗ cộm ngày càng to lên nhưng không có cảm giác đau
Bên cạnh những biểu hiện đó, bạn cũng có thể gặp các cảm giác như nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt chảy nhiều, nhìn không rõ,…
Chắp mắt thường được gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Nhưng theo thống kê người gặp tình trạng này nhiều nhất ở độ tuổi 30-50.
3.Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chắp mắt trong
Hiện tượng chắp mắt xảy ra do sự tắc nghẽn của ống tuyến nhờn ở mi mắt. Sự tắc nghẽn này tạo thành một khối u nhỏ dưới mí. Một số nguyên nhân chính dẫn đến chắp mắt đó là:
– Có vấn đề về sức khỏe, làm dịch trong tuyến nhờn bờ mi đặc hơn, dễ khiến tuyến nhờn ở mi bị tắc.
– Người đã từng bị chắp mắt trong
– Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ chạm lên mắt
– Ký sinh trùng Demodex nhiễm tại mí mắt.
– Vi khuẩn liên cầu và tụ cầu xâm nhập.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh này. Bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết rõ và chữa trị.
4.Cách điều trị chắp mắt trong tại nhà hiệu quả
Như đã nói bên trên, chắp mắt là bệnh viêm nhiễm lành tính. Bởi vậy người bệnh có thể chữa trị tại nhà mà không mất quá nhiều công sức và thời gian.
4.1. Dùng nước muối làm sạch mắt
Với những bệnh viêm nhiễm nói chung, việc làm sạch là điều không thể thiếu. Do chắp mắt thường nằm ở vị trí bên trong nên bạn có thể làm sạch bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt.
Bên cạnh đó bạn cũng vệ sinh mí mắt bằng cách dùng bông gòn hoặc khăn mỏng nhúng vào nước muối để nhẹ nhàng lau sạch mí.
4.2.Chườm ấm chắp mắt
Chườm ấm là cách phổ biến và hiệu quả trong điều trị cả chắp và lẹo mắt. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm tuyến nhờ giãn nở, điều này sẽ tác động sự tắc nghẽn giảm đi, từ đó dịch cũng sẽ dễ dàng thoát ra ngoài. Thông thường để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên làm từ 4-5 lần một ngày, mỗi lần kéo dài 5-10 phút.
Lưu ý: Nên vắt khăn kiệt nước rồi mới đưa lên mắt.
5. Trường hợp nào cần đến bệnh viện điều trị
Khi tự vệ sinh mắt ở nhà mà chắp vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn sưng to hơn thì lúc này bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ thăm khám và có chỉ định riêng cho từng bệnh nhân. Thông thường nếu bị nặng, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật chích để tránh biến chứng. Bên cạnh đó sẽ kê đơn thuốc uống và thuốc bôi để bệnh nhanh khỏi.
Khi bị bệnh, bạn nên để ý kỹ biểu hiện của bệnh. Nếu bệnh chuyển biến không tốt, bạn nên chích sớm để tránh nguy hiểm về sau.
6. Các thói quen nên tránh khi điều trị chắp mắt
Với các bệnh như chắp mắt, vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Bởi vậy trong khi điều trị, bạn cần đối tránh những hành động làm lây lan vi khuẩn, làm cho chắp mắt nặng thêm như:
– Dùng tay chưa được rửa sạch chạm vào vết thương
– Tác động mạnh như gãi, nặn chắp mắt
– Dụi mắt nhiều lần
– Trang điểm mắt, kẻ mắt và chuốt mascara
– Đeo kính áp tròng
– Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như uống rượu bia, ăn đồ cay nóng
7. Các cách phòng ngừa chắp mắt hiệu quả
Mặc dù đa số các trường hợp, chắp mắt sẽ khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong quá trình bị bệnh sẽ khiến chúng ta khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bởi vậy cách tốt vẫn là nên phòng bệnh. Để phòng bệnh hiệu quả và đơn giản, chúng ta nên làm những cách giúp mắt đảm bảo vệ sinh như:
– Thường xuyên rửa tay đúng cách, đặc biệt lúc trước khi chạm lên mặt và mắt, trước khi đeo kính áp tròng và trang điểm.
– Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn cần đảm bảo kính áp tròng là kính áp tròng mới, hoặc rửa sạch kính bằng dung dịch chuyên dụng. Chú ý thời hạn sử dụng của kính áp trong để không gây nhiều tác hại cho mắt.
– Các sản phẩm dùng cho mắt như mascara, phấn mắt, kẻ mắt, thuốc nhỏ mắt cần sử dụng đúng thời hạn.
– Không dùng chung các dụng cụ cá nhân như khăn mặt, dụng cụ trang điểm với người khác.
Những người đã từng bị chắp mắt rất dễ bị tái phát, bởi vậy bạn nên đến bệnh viện kiểm tra mắt định kì. Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, các bác sỹ sẽ thăm khám và tư vấn cẩn thận và chi tiết. Cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, quy trình khám chữa bệnh khép kín nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho người bệnh, chúng tôi sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác bệnh chắp mắt trong, phương pháp điều trị hợp lý, thời gian điều trị và phục hồi nhanh chóng.