Khi chuyển sang giai đoạn tập đi, trẻ sẽ có bước phát triển đột phá về thể chất và nhận thức. Đây cũng là giai đoạn trẻ cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo để để có thể tăng trưởng tốt nhất. Bài viết dưới đây đề cập đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn tập đi.
Khi chuyển sang giai đoạn tập đi, trẻ sẽ có bước phát triển đột phá về thể chất và nhận thức. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé có được bước tăng trưởng tốt nhất. Lúc này trẻ cần chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ hơn so với người lớn. Bữa ăn cần đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất là tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và các loại khoáng chất.
Menu xem nhanh:
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn tập đi
Ở giai đoạn tập đi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Sữa cung cấp chất béo, năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất như canxi. Trung bình trẻ nên uống 350ml sữa mỗi ngày.
Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì là những nhóm cung cấp carbohydrates tốt cho sức khỏe. Do đó nên cho bé dùng cả hai loại này. Carbohydrates có thể dùng trong bữa chính lẫn bữa phụ.
Trái cây và các loại rau củ quả: Các loại rau xanh, trái cây như cà rốt, chuối, cà chua, rau lá xanh.. rất tốt cho trẻ giai đoạn tập đi. Bạn nên có gắng cho bé thử nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác nhau vì chúng sẽ cung cấp những loại chất dinh dưỡng khác nhau. Đảm bảo cho bé 5 khẩu phần rau quả trái cây mỗi ngày, nhưng bạn phải nhớ khẩu phần bé ít hơn người lớn.
Sữa và các chế phẩm từ sữa như: Sữa, sữa chua, phô mai… là những sản phẩm không thể thiếu. Đây là nguồn thực phẩm giàu canxi rất tốt cho trẻ trong giai đoạn tập đi. Bé trong giai đoạn này cần 3 khẩu phần sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày kể cả bữa phụ.
Protein (chất đạm) bao gồm trứng, thịt, cá, đậu: Nhóm thực phẩm này chứa đạm và còn cung cấp cho bé chất sắt, chất béo Omega3. Bé cần 2 khẩu phần mỗi ngày, nên ăn kèm với thực phẩm và thức uống giàu vitamin C để giúp bé hấp thu chất sắt.
Chất béo và đường (dầu, bơ, bánh ngọt và bánh quy): Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và Omega 6. Bạn nên cho nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé.
Thức ăn cần tránh
Có 1 số loại thức ăn cần thận trọng khi ăn, cần ăn ít hoặc tốt nhất là không nên cho trẻ ăn. Đó là:
+ Hạn chế và tránh nêm muối quá nhiều vào thức ăn của trẻ, có thể dùng mùi và gia vị để thay thế. Bạn cũng nên kiểm tra lượng muối có sẵn trong thực phẩm được sơ chế trước khi nấu.
+ Tránh dùng các chất phụ gia, chất làm ngọt thường thấy trong thức uống hay kẹo
+ Trứng và hải sản ảnh hưởng đến dạ dày non nớt của bé, có khi dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì thế hãy nấu chín kỹ loại các thực phẩm này.
+ Mặc dù các loại đậu nguyên hạt tốt, nhưng một số bé lại bị dị ứng hoặc cơ thể bé phản ứng rất dữ dội. Dù không bị dị ứng thì các loại hạt này vẫn rất nguy hiểm với bé, có thể làm bé bị nghẹt thở vì vậy tốt nhất là nên tránh.
…