Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần phải lưu ý đặc biệt đến chế độ ăn uống. Theo đó, một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy, chế độ ăn bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần lưu ý những gì?
Menu xem nhanh:
Xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý cấp tính, hậu quả của các tổn thương viêm loét tại hệ tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, xuất huyết tiêu hóa nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tốn kém về mặt kinh tế.
Xuất huyết tiêu hóa do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như: Viêm loét dạ thực quản, dày, tá tràng, đại tràng; giãn vỡ tĩnh mạch thực quản; do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu, bệnh suy tuỷ xương, bệnh ung thư, polyp, bệnh rối loạn đông cầm máu, xuất huyết giảm tiểu cầu); do uống quá nhiều rượu bia, uống thuốc Aspirin và các loại thuốc giảm đau chống viêm steroide và nonsteroide; do căng thẳng – stress quá độ…
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần phải được thăm khám sớm và thực hiện điều trị đúng theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi có các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có dính máu, đau bụng dữ dội…), người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Chế độ ăn bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống đúng cách. Cụ thể:
- Trong giai đoạn chảy máu cấp tính: Người bệnh chỉ nên ăn lỏng, mềm, dễ tiêu. Những ngày đầu nên ăn sữa nguội và cháo say nhừ.
- Khi bệnh đã ổn định: Người bệnh có thể chuyển ăn cháo đặc, cơm nát, mì, phở, bún, miến…
- Lưu ý: Người bị xuất huyết tiêu hóa nên kiêng tuyệt đối chua, cay, hạn chế ăn muối, bia, rượu, cà phê, thuốc lá và những chất kích thích có hại khác.
- Nên ăn những thức ăn đã được luộc, hấp, hầm nhừ hoặc những thức ăn được xay nhuyễn để dạ dày không phải làm việc nhiều.
- Nên ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ để dạ dày không phải làm việc quá sức.
- Ăn uống điều độ, không để quá đói hoặc ăn quá no.
- Không ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Thức ăn không được quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40oC-50oC
- Những thực phẩm nên ăn gồm: Mật ong, bánh quy, bánh mì, dầu ăn, đường, gạo nếp, các loại khoai, bột sắn, rau, củ non…
- Người bệnh xuất huyết tiêu hóa nên uống nhiều nước.
- Thực phẩm không nên ăn: Không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại xúc xích, dăm bông, các loại thịt dai, có gân, sụn, các loại rau thơm, rau sống, nước sốt, rau quả có chứa nhiều xơ sợi, thức ăn chua, cay, không ăn nhiều dưa, cà muối, trà đặc, cà phê, rượu, đồ uống có ga…
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có sự đầu tư đồng bộ cả về cơ sở vật chất lẫn trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực. Khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như hài lòng tuyệt đối về dịch vụ y tế của bệnh viện. Để tìm hiểu thêm thông tin về chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa và đặt hẹn khám tiêu hóa tại bệnh viện Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.