Chẩn đoán điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hôi miệng do trào ngược dạ dày (GERD) là vấn đề tế nhị ảnh hưởng đến nhiều người bệnh, gây mất tự tin trong giao tiếp. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân GERD là bước quan trọng để điều trị hiệu quả tình trạng hôi miệng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày gây hôi miệng một cách chính xác.

1. Thông tin cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày gây hôi miệng

1.1 Lý giải nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở người bị trào ngược dạ dày thực quản đó là:

– Trào ngược axit dạ dày lên thực quản và miệng: Khi van dạ dày thực quản yếu hoặc bị tổn thương, axit dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản, kích thích niêm mạc và viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến hôi miệng.

– Sự phát triển của vi khuẩn trong đường miệng: Axit dạ dày trào ngược lên miệng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là vi khuẩn H. pylori, vi khuẩn này sản sinh ra các hợp chất sulfur có mùi hôi khó chịu.

– Khô miệng: Khi bị trào ngược dạ dày, nước bọt có thể bị giảm tiết, dẫn đến tình trạng khô miệng. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc rửa trôi vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn trong miệng, do đó, khi thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển và gây hôi miệng.

Nguyên nhân, biểu hiện trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Axit dạ dày đẩy lên thực quản, miệng có thể làm giảm độ pH trong miệng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.

1.2 Biểu hiện chi tiết của hôi miệng do trào ngược gây ra

Hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng sau:

– Mùi hôi khó chịu: Mùi hôi thường có mùi chua hoặc tanh.

– Mùi hôi miệng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn: Axit dạ dày có thể trào ngược lên miệng vào ban đêm hoặc sau khi ăn, gây ra hôi miệng.

– Mùi hôi có thể trở nên nặng hơn khi nằm hoặc khi ăn, uống các loại thực phẩm và đồ uống kích thích trào ngược dạ dày: Nằm xuống có thể khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên miệng hơn. Một số loại thực phẩm và đồ uống như thức ăn cay, đồ uống có cồn và cà phê có thể kích thích trào ngược dạ dày và làm cho hôi miệng tệ hơn.

– Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản: Ợ nóng, ợ chua, nghẹn, khó nuốt, đau tức ngực, ho, khàn giọng.

Lý giải nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Hôi miệng là một trong nhiều triệu chứng của trào ngược

2. Chẩn đoán chính xác điều trị hiệu quả hôi miệng do trào ngược

Việc chẩn đoán chính xác trào ngược dạ dày gây hôi miệng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng. Các bước chẩn đoán phổ biến được thực hiện gồm có

2.1 Khám lâm sàng, khai thác bệnh sử

Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về triệu chứng của bạn, bao gồm tần suất và mức độ nghiêm trọng của hôi miệng, ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, ho mãn tính và các triệu chứng khác liên quan đến trào ngược dạ dày. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về lối sống, chế độ ăn uống, tiền sử bệnh lý và các yếu tố khác có thể góp phần vào tình trạng này.

2.2 Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày gây hôi miệng theo chỉ định

Nội soi đường tiêu hóa trên

Nội soi giúp bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong dạ dày, thực quản để phát hiện các tổn thương như viêm niêm mạc, loét, hẹp,… do trào ngược axit gây ra.

Xét nghiệm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)

Vi khuẩn H. pylori có thể gây viêm loét dạ dày, dẫn đến trào ngược axit và hôi miệng. Xét nghiệm này có thể được thực hiện bằng xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở hoặc nội soi dạ dày.

Chụp X-quang, CT scan

Chụp X-quang thực quản dạ dày: Giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc của hệ tiêu hóa, có thể góp phần gây trào ngược dạ dày.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về thực quản, dạ dày và các cơ quan xung quanh, giúp chẩn đoán các trường hợp GERD phức tạp.

Đo pH thực quản 24 giờ – Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược

Đây là phương pháp tân tiến chẩn đoán chi tiết tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở mỗi người bệnh gồm có: Độ axit trong thực quản, tần suất và mức độ nghiêm trọng của trào ngược axit, tính của dịch axit, thời điểm thường xuất hiện trào ngược trong vòng 24 giờ. Phương pháp này rất hữu ích trong việc điều trị và theo dõi bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, giúp bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị chi tiết cải thiện hiệu quả các triệu chứng do trào ngược gây ra.

Phương pháp này hiện này chỉ có tại một số ít bệnh viện, trong đó Thu Cúc TCI tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán tân tiến này vào quá trình thăm khám chữa bệnh. Đặc biệt kết hợp với đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM – Kỹ thuật thăm dò chức năng chuyên sâu đánh giá chính xác các rối loạn vận động thực quản, và cơ vòng dưới thực quản. Đặc biệt hữu ích trong trường hợp chẩn đoán xác định trào ngược do cơ vòng thực quản dưới suy yếu, không đóng lại đúng cách.

Chẩn đoán chính xác điều trị hiệu quả hôi miệng do trào ngược

Bệnh nhân thực hiện đo pH 24h chẩn đoán GERD tại TCI

3. Cách khắc phục trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng

Khi đã được chẩn đoán chính xác hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị  bởi bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám chi tiết về nguyên nhân gây trào ngược, thời điểm trào ngược, mức độ tính chất trào ngược….

3.1 Điều trị

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản là điều cần thiết để khắc phục hôi miệng do nguyên nhân này. Các phương pháp điều trị bao gồm thuốc, thay đổi lối sống và thậm chí là phẫu thuật. Người bệnh cần duy trì và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị để tình trạng trào ngược được cải thiện, từ đó giảm các triệu chứng như hôi miệng, nóng rát họng, ợ hơi, ợ chua…

3.2 Cách hỗ trợ cải thiện đi kèm

– Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảnh vụn thức ăn giữa các kẽ răng.

– Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và làm giảm hôi miệng.

– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp giữ cho miệng đủ ẩm và ngăn ngừa khô miệng.

– Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm khô miệng và kích thích niêm mạc miệng, dẫn đến hôi miệng.

– Tránh các loại thực phẩm và đồ uống kích thích trào ngược dạ dày: Các loại thực phẩm và đồ uống như thức ăn cay, đồ uống có cồn và cà phê có thể kích thích trào ngược dạ dày và làm cho hôi miệng tệ hơn.

– Sử dụng kẹo cao su không đường có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt, giúp giữ cho miệng đủ ẩm và ngăn ngừa khô miệng.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích về bệnh lý trào ngược dạ dày gây hôi miệng, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách chẩn đoán điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital