Xin chào bác sĩ, bác tôi năm nay 65 tuổi, đi khám sức khỏe bị chẩn đoán là loét dạ dày tá tràng. Xin hỏi cách chăm sóc loét dạ dày tá tràng tốt nhất cho người bệnh. Xin cảm ơn. (Bích Phương, Hà Đông)
Trả lời:
Chào bạn Phương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về hòm thư của Bệnh viện Thu Cúc. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Menu xem nhanh:
Chăm sóc người bị loét dạ dày tá tràng
Đối với những người bị loét dạ dày tá tràng, một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học là rất quan trọng.
Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, việc nhai nghiền thức ăn nhuyễn trước khi nuốt vào dạ dày là rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non.
Với những người loét dạ dày tá tràng khi ăn cần lưu ý:
_ Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
_ Nhai kỹ, ăn chậm; không ăn vội vàng, nhai chưa kĩ đã nuốt.
_ Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.
_ Không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm.
_ Ăn xong không nên vận động nặng.
Những loại thực phẩm nên dùng đối với người bị loét dạ dày tá tràng
_ Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
_ Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp thì dễ hấp thu hơn).
_ Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp.
_ Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).
_ Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).
Người bị loét dạ dày tá tràng tránh làm những công việc nặng, cần được nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng, stress vì đó là những nguyên nhân là cho bệnh thêm nghiêm trọng.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp các vấn đề về chăm sóc loét dạ dày tá tràng cho người bệnh, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 để được giải đáp.