chi phí cắt amidan là chỉ định cần thiết cho những trường hợp amidan bị viêm trầm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy cắt amidan bao nhiêu tiền, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Cắt amidan bằng phương pháp nào?
Cắt amidan là tiểu phẫu nhỏ để cắt amidan với mục đích triệt tiêu các vi khuẩn trú ngụ ở amidan làm đường hô hấp của bạn gặp khó khăn. Cắt amidan được chỉ định thực hiện khi người bệnh bị viêm amidan mạn tính, lúc này viêm amidan đã kéo dài và tái phát nhiều lần khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, cổ họng như có đờm, ho, chảy mũi sau, hôi miệng…
Viêm amidan nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây biến chứng ảnh hưởng tới hệ hô hấp như sạn trong hốc amidan, áp xe amidan, viêm họng hạt, viêm tai giữa… hay nguy hiểm hơn như viêm cầu thận, viêm thấp tim…
2. Cắt amidan bao nhiêu tiền?
Chi phí cắt amidan tùy vào từng bệnh viện, dịch vụ cũng như dụng cụ để cắt amidan khác nhau nên khó có thể nói rõ cắt amidan bao nhiêu tiền.
Tuy nhiên không phải trường hợp viêm amidan nào bệnh nhân cũng cần phải cắt. Việc phẫu thuật amidan này được bác sĩ chỉ định chỉ trong một số trường hợp như người bệnh bị viêm amidan mãn tính, điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, có những dấu hiệu áp xe hay xuất hiện biến chứng gây nguy hiểm…
3. Chăm sóc sau khi cắt amidan
Để tránh những biến chứng sau khi cắt amidan, người bệnh nên chú ý:
– Trong 4 h đầu sau khi bệnh nhân vừa trải qua tiểu phẫu cắt bỏ amidan thì người bệnh không nên vận động mạnh mà cần nằm nghiêng sang 1 bên không gối đầu. Mục đích là để máu ở trong miệng chảy ra bên ngoài.
– Nên kiêng cữ những món ăn theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, cụ thể là những chất chua, cay, cứng và nóng từ 10-14 ngày. Không nên đến những chỗ đông người như siêu thị, rạp hát, hội chợ.
– Trong 1-2 tuần đầu sau mổ, rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp từ người khác vì cơ thể người cắt amidan vẫn chưa được khỏe như người bình thường.
– Uống nhiều nước, ăn hoặc uống những loại nước giàu chất dinh dưỡng như nước trái cây, sữa, súp.
– Không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia vì rất dễ gây kích thích và ho, không tốt cho sự phục hồi lớp lót của họng sau mổ.
– Tái khám định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.