Cường giáp là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến, gây ra sự gia tăng bất thường của hormone tuyến giáp trong cơ thể. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh cường giáp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, xương khớp, mắt và cả hệ thần kinh. Các biến chứng của cường giáp không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh và hiểu rõ hậu quả của bệnh sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời, giảm thiểu rủi ro.
Menu xem nhanh:
1. Cường giáp và những nguy cơ tiềm ẩn
Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái tăng chuyển hóa. Đây là một tình trạng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
1.1. Nguyên nhân gây cường giáp và triệu chứng của bệnh
Nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp là bệnh Basedow (Graves), một bệnh lý tự miễn khiến hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất phát từ viêm tuyến giáp, u tuyến giáp hoặc do tiêu thụ quá nhiều i-ốt.
Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh cường giáp gồm:
– Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, không đều
– Run tay, lo lắng, dễ cáu gắt
– Sụt cân nhanh bất thường dù ăn uống bình thường
– Mắt lồi, sưng đỏ
– Da nóng, ra nhiều mồ hôi
Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cường giáp nếu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
1.2. Vì sao biến chứng của cường giáp nguy hiểm?
Các biến chứng của cường giáp không chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan mà còn tác động đến nhiều hệ thống trong cơ thể. Một số biến chứng nghiêm trọng có thể gây suy tim, loãng xương, rối loạn tâm thần và thậm chí đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, nhận biết và kiểm soát bệnh sớm là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa hậu quả đáng tiếc.
2. Những biến chứng nguy hiểm bệnh nhân cường giáp có thể gặp phải
2.1. Biến chứng tim mạch
Cường giáp làm tăng gánh nặng cho tim do hormone tuyến giáp kích thích hệ tim mạch hoạt động quá mức. Điều này có thể dẫn đến:
– Rối loạn nhịp tim, thường là tim đập nhanh
– Tăng huyết áp
– Bệnh cơ tim giãn
– Suy tim sung huyết
Trong đó, rung nhĩ là một biến chứng nguy hiểm, có thể gây đột quỵ hoặc suy tim nếu không kiểm soát tốt.

Các vấn đề tim mạch có thể là biến chứng khi bệnh cường giáp không được kiểm soát.
2.2. Cơn bão giáp – Biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng
Cơn bão giáp là tình trạng cường giáp đột ngột trở nên nghiêm trọng, khiến cơ thể mất kiểm soát. Người bệnh có thể sốt cao, nhịp tim nhanh đến mức nguy hiểm, huyết áp dao động mạnh, rối loạn ý thức và có nguy cơ suy đa tạng. Đây là một cấp cứu nội tiết cần được can thiệp ngay lập tức.
2.3. Biến chứng về mắt, thần kinh
Người bị cường giáp, đặc biệt là do bệnh Basedow, có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về mắt như:
– Lồi mắt (bệnh lý mắt do Basedow): Tình trạng này có thể làm giảm khả năng nhắm mắt hoàn toàn, dẫn đến khô mắt, kích ứng và tổn thương giác mạc.
– Nhìn đôi (song thị): Xảy ra khi các cơ vận nhãn bị tổn thương hoặc sưng viêm, mắt không thể hoạt động đồng bộ, gây ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Viêm kết mạc và tổn thương giác mạc: Mắt người bệnh có thể bị đỏ, sưng, kích ứng do viêm kết mạc. Tình trạng này có thể khiến giác mạc có nguy cơ bị loét hoặc tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến các tình trạng:
– Lo âu, dễ cáu gắt: Người bệnh thường có cảm giác bồn chồn, lo lắng quá mức, thậm chí không kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi nóng với những tình huống nhỏ nhặt.
– Mất ngủ: Hệ thần kinh bị kích thích quá mức khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài.
– Rối loạn tâm lý, trầm cảm: Trong một số trường hợp, nếu bệnh kéo dài và không được kiểm soát tốt, người bệnh có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, giảm hứng thú với cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và chất lượng sống.
2.4. Ảnh hưởng đến xương và cơ bắp
Cường giáp kéo dài có thể làm giảm mật độ xương, gây loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị yếu cơ, đặc biệt là các nhóm cơ ở tay và chân, khiến việc đi lại và vận động trở nên khó khăn.
3. Kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của cường giáp
3.1. Điều trị nội khoa hiệu quả phòng ngừa biến chứng của cường giáp
Việc sử dụng thuốc kháng giáp (Thionamides) giúp giảm sản xuất hormone tuyến giáp và kiểm soát triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh tái phát và hạn chế tác dụng phụ.

Viều trị bệnh cường giáp khi đã có biến chứng cần được sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa Nội tiế.
3.2. Điều trị bằng i-ốt phóng xạ
Phương pháp này giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức, từ đó kiểm soát bệnh lâu dài. Tuy nhiên, sau điều trị, người bệnh có thể phát triển tình trạng suy giáp và cần bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.
3.3. Phẫu thuật tuyến giáp
Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để điều trị cường giáp. Phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp khác hoặc khi tuyến giáp có kích thước quá lớn, gây chèn ép.
3.4. Chế độ sinh hoạt giúp giảm biến chứng của cường giáp
Người mắc cường giáp cần duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm:
– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều i-ốt trong thực đơn hàng ngày
– Tránh căng thẳng, đảm bảo giấc ngủ đủ và sâu
– Tập luyện nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe tim mạch và cơ bắp
Điều trị cường giáp tại Chuyên khoa Nội tiết – Thu Cúc TCI mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho người bệnh. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, Thu Cúc TCI giúp chẩn đoán chính xác và cung cấp phác đồ điều trị tối ưu, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân tại Thu Cúc TCI được theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị, từ chẩn đoán ban đầu, kiểm tra hormone tuyến giáp đến áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bệnh viện còn có dịch vụ tư vấn dinh dưỡng và hỗ trợ tâm lý, giúp người bệnh nhanh chóng ổn định sức khỏe.
Tóm lại, các biến chứng của cường giáp rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám khi có các dấu hiêu nghi ngờ cường giáp để kiểm soát bệnh sớm và hiệu quả nếu có bệnh. Nếu có nhu cầu thăm khám nội tiết, vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch sớm.