Cách xử trí khi bị bong gân bảo vệ khớp xương

Gân là một tổ chức mềm, đàn hồi gọi là dây chằng nối liền hai đầu xương hoặc nối cơ với xương. Những dây chằng này là những sợi bao bọc, bảo vệ khớp xương. Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp, có thể để lại nhiều hậu quả xấu nếu không xử trí đúng phương pháp.

Bong gân là tình trạng dây chằng bị tổn thương. Vậy cách xử trí khi bị bong gân ra sao?

Bong gân là tình trạng dây chằng bị tổn thương

1. Dấu hiệu bong gân

  • Có tiếng trật chân hoặc cảm giác bị rách vào lúc bị chấn thương;
  • Cảm thấy đau đớn trong khi bị thương và kéo dài sau đó, nhất là khi vận động
  • Vùng bị thương có thể sưng và khó gập lại;
  • Vùng da quanh đó có thể bị bầm tím;
  • Đối với chấn thương nặng, cơn đau dữ dội khiến việc mang nặng và vận động rất khó khăn;
  • Tê hoặc liệt bộ phận vùng bị thương do tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu;

2. Xử trí khi bị bong gân cổ chân

Ngay sau khi đã nghi bị bong gân, việc bạn cần làm đầu tiên là làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Các nhà chuyên khoa xương, khớp khuyên nên xử trí bong gân ở giai đoạn đầu theo phương pháp “hạt gạo” – RICE, có nghĩa là:

  • Rest (R) là nghỉ ngơi
  • Ice (I): đá lạnh
  • Compression (C) là ép
  • Elevation (E): nâng cao.
Các nhà chuyên khoa xương, khớp khuyên nên xử trí bong gân ở giai đoạn đầu theo phương pháp “hạt gạo” – RICE

Các nhà chuyên khoa xương, khớp khuyên nên xử trí bong gân ở giai đoạn đầu theo phương pháp “hạt gạo” – RICE

Như vậy, theo phương pháp “hạt gạo” có nghĩa là người bệnh phải nghỉ ngơi (bất động), chườm lạnh, băng ép và nâng cao đầu chi lên. Do đó, ngay sau khi bị bong gân dù nặng hay nhẹ hãy tránh vận động và chườm lạnh ngay lập tức bằng hình thức dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi ni lông, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn, vải mỏng (tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh). Việc làm này sẽ làm dịu đau, co mạch, ngưng chảy máu, và bớt phù nề. Nên kê cao đầu chi bị bong gân khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Có thể dùng băng thun để băng ép khớp bong gân, bất động ít nhất 48 giờ nhưng không băng chặt quá sẽ hạn chế lưu thông máu.

Bạn cần nghỉ ngơi, chườm ấ, nẹp và nâng cao chân khi bị bong gân

Bạn cần nghỉ ngơi, chườm ấ, nẹp và nâng cao chân khi bị bong gân

Điều tuyệt đối không được áp dụng là xoa bóp để làm nóng bằng các loại dầu, cồn, rượu (ngay cả rượu thuốc, mật gấu), không được chườm nóng, không tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân vì làm như vậy sẽ có nguy cơ làm giãn mạch, chảy máu nhiều hơn và càng gây phù nề thêm. Nếu dùng băng chun thì không được băng quá chặt vì có thể sẽ dẫn đến đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân. Để giảm đau, chống phù nề có thể dùng một số thuốc được bác sĩ khám bệnh kê đơn, người bệnh cần tuân theo, tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị.

Nếu bong gân nặng (bong, đứt dây chằng) có thể người bệnh cần phẫu thuật, sau đó sẽ bất động khớp (tốt nhất là bó bột mới bất động tuyệt đối) trong thời gian khoảng 4 tuần lễ. Với người cao tuổi nếu rơi vào tình trạng chấn thương nặng, phải phẫu thuật thì việc hồi phục sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng, động viên, chăm sóc đối với họ cần được quan tâm chu đáo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital