Động kinh được xem là một dạng rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương. Trong đó thì, các hoạt động của não bị thay đổi. Đặc biệt ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này. Triệu chứng bệnh động kinh là gì, nguyên nhân nào dẫn tới bệnh? Để hiểu rõ hơn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm về bệnh động kinh
Động kinh là bệnh lý mãn tính xảy ra do những bất thường trong não bộ. Điều này dẫn tới sự kích thích đồng thời nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não. Từ đó gây ra sự phóng điện đột ngột và không kiểm soát. Sự kích thích võ não ở những vùng khác nhau từ đó gây ra các biểu hiện khác nhau.
Co giật không phải biểu hiện duy nhất, các cơn vắng ý thức đột ngột, hay co cứng chân tay cũng là biểu hiện của bệnh lý này.
2. Nguyên nhân của động kinh
Một số nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể dẫn đến tình trạng động kinh bạn cần nắm rõ :
– Yếu tố di truyền: một vài dạng động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, các gen này chỉ là yếu tố khiến cho người bệnh nhạy cảm hơn khi gặp các tác động của môi trường. Nói theo cách khác thì gen chỉ là yếu tố có khả năng tác động chứ nó không trực tiếp quyết định và chắc chắn gây ra bệnh.
– Chấn thương ở sọ não. Những tai nạn nghiêm trọng khiến cho các vùng ở não bộ bị chấn thương cũng là một trong những tác động gây ra động kinh.
– Những bệnh lý gây tổn thương não. Một số trường hợp có xuất hiện các khối u trong não hay đã từng bị đột quỵ thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Tổn thương ở não sẽ gây đến rối loạn hệ thần kinh trung ương làm cho hoạt động não có nhiều thay đổi. Điều này làm tăng cao nguy cơ mắc động kinh.
– Một số bệnh nền như: viêm màng não, viêm não hay cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân… cũng được đánh giá là nguyên nhân gây ra bệnh.
– Các chấn thương trước khi sinh của trẻ nhỏ. Trong trường hợp mẹ bị mắc các nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng,… thì em bé cũng có nguy cơ cao bị tổn thương não.
– Sốt cao, co giật kéo dài ở trẻ không được xử lý kịp thời cũng có thể dẫn đến động kinh.
Ngoài những nguyên nhân trên, thì một số các thói quen sử dụng thuốc trầm cảm, các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,… cũng là các tác nhân gây ra tình trạng động kinh.
3. Các triệu chứng thường gặp ở động kinh
Động kinh được chia làm hai loại:
– Động kinh khu trú.
Chúng ta có thể tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng điển hình của từng loại.
3.1. Triệu chứng bệnh động kinh – loại khu trú
Đây là loại khi các cơn động kinh thường xảy ra từ các hoạt động bình thường trong một phần của não. Chúng được gọi là động kinh một phần (khu trú). Những loại co giật này lại được phân làm hai loại:
– Loại đầu tiên là động kinh khu trú không mất ý thức. Với những cơn động kinh này hay gọi là động kinh một phần đơn giản và không làm mất ý thức. Người mắc có thể bị thay đổi về cảm xúc, cách nhìn, ngửi, cảm nhận, lắng nghe. Bênh cũng có thể gây ra các cử động co thắt và không tự nhiên ở một bên cơ thể. Có thể hiểu như: cánh tay hay chân bị ngứa ran, chóng mặt.
– Động kinh khu trú và có thay đổi ý thức. Những cơn động kinh này hay còn được gọi là động kinh một phần phức tạp. Trường hợp này gồm hai loại là mất ý thức và thay đổi ý thức. Khi này, bệnh nhân có thể nhìn chằm chằm vào không gian và không phản ứng với xung quanh. Ngoài ra cũng có một số biểu hiện lặp đi lặp lại động tác: xoa tay, nhai, nuốt, đi theo vòng tròn.
3.2. Triệu chứng bệnh động kinh – loại động kinh toàn thể
Các cơn động kinh toàn thể xuất hiện khi hoạt động phóng điện ở não xảy ra liên tục và gây nhiều ảnh hưởng cho não bộ. Động kinh toàn thể thường gặp là: cơn vắng ý thức và cơn co cứng – co giật toàn thể.
– Cơn co cứng dạng co giật toàn thể. Đây là dạng khá phổ biến ở người trưởng thành và có các biểu hiện dễ nhận biết. Người bệnh có thể mất ý thức, khó giữ thăng bằng kèm theo tiếng la hét, nhưng không phải do đau đớn. Khi này, sẽ xuất hiện các cơn co giật ở tay chân và khó kiểm soát. Cơn động kinh xảy ra khoảng vài phút hoặc lâu hơn. Ngoài ra, có thể kèm theo tình trạng tiểu mất kiểm soát, sùi bọt mép.
– Cơn vắng ý thức. Đối với dạng này lại chủ yếu xảy ra ở trẻ em (ít xuất hiện ở người lớn). Biểu hiện đặc trưng là: mất ý thức khoảng 5-15 giây. Khi này, mắt trẻ sẽ nhìn chằm chằm, đôi khi đảo lên đảo xuống và khó giữ đồ vật trong tay. Do vậy mà nhiều trẻ mắc triệu chứng này khó có thể tập trung trong việc học khiến kết quả sa sút.
– Dạng hội chứng West. Đây là dạng động kinh thường gặp ở trẻ sơ sinh 3-8 tháng. Sau đó sẽ dừng lại và chuyển sang dạng khác khi trẻ lên 4 tuổi. Bệnh còn được gọi là chứng co thắt sơ sinh. Nguyên nhân chính là do: các vấn đề về gen; rối loạn chuyển hóa; ngạt lúc sinh; nhiễm trùng não. Những vấn đề này gây ra các bất thường trong cấu trúc và chức năng não.
Dạng động kinh đặc biệt này làm cho trẻ bị chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ. Đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và học tập sau này. Một số các biểu hiện như: gật đầu mạnh xuống vài giây; toàn bộ cơ thể bị uốn cong về trước; tay và chân co gập. Các cơn động kinh sẽ kéo dài tầm 2 giây rồi dừng. Tuy nhiên, sau đó sẽ tiếp tục thành chuỗi cơn co thắt liên hồi.
Những thông tin về triệu chứng ở từng dạng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý. Từ đó chủ động hơn trong việc phát hiện và giúp đỡ bản thân hay người xung quanh. Động kinh nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm.