Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh. Trẻ bị viêm tai giữa sẽ cảm thấy khó chịu và đau ở tai. Nếu nghi ngờ trẻ mắc viêm tai giữa, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân 

Viêm tai giữa thường là do virus hoặc vi khuẩn.

Viêm tai giữa thường là do virus hoặc vi khuẩn.

Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau hòm nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa thường là do virus hoặc vi khuẩn. Theo thống kê khoảng 2/3 các trường hợp viêm tai giữa cấp tính là do virus.
Ngoài ra còn có một số làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa ở trẻ, bao gồm:

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá từ cha mẹ hoặc những người xung quanh
  • Trẻ bú bình dễ bị viêm tai giữa hơn so với trẻ bú sữa mẹ.
  • Trẻ nằm bú dễ bị viêm tai hơn so với trẻ được đỡ đầu lên cao trong khi bú.
  • Tiếp xúc với trẻ khác bị viêm tai giữa (tại nhà giữ trẻ, lớp học…)
  • Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người từng bị viêm tai giữa thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Theo mùa: trẻ hay bị viêm tai giữa vào mùa thu và mùa đông.

Triệu chứng 

Đôi khi viêm tai giữa là “thầm lặng”, không gây ra bất cứ triệu chứng cụ thể nào cả. Trong nhiều trường hợp khác, viêm tai giữa có biểu hiện tương tự như cảm lạnh với các triệu chứng: sốt, chảy nước mũi, khó chịu và chán ăn. Trẻ có thể bị đau tai, ù tai, mất thăng bằng và khó nghe.
Các triệu chứng khác có thể là trẻ khóc rất nhiều, liên tục kéo, bứt tai bị viêm, đặc biệt là vào ban đêm khi nằm xuống. Một số trẻ lại cảm thấy đau tai dữ dội.

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng đau tai, mệt mỏi, nôn mửa, tai chảy dịch, có vấn đề về thính giác.

Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng đau tai, mệt mỏi, nôn mửa, tai chảy dịch, có vấn đề về thính giác.

Phụ huynh lưu ý nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Đau tai
  • Tai chảy dịch
  • Trẻ mệt mỏi, sốt hoặc ói mửa
  • Trẻ có vấn đề về thính giác như không có phản ứng với âm thanh yếu, bật to tivi, nói to hơn và có biểu hiện mất tập trung.

Chẩn đoán 
Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên nghiệp được gọi là ống soi tai để kiểm tra tình trạng bên trong tai của trẻ. Bác sĩ cũng có thể chỉ định đo trở kháng tai giữa – một phương pháp thăm dò chức năng tai được thực hiện phổ biến, đơn giản, nhanh chóng và không đau.
Nếu trẻ đã bị viêm tai giữa nhiều lần hoặc nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa dạng keo, bác sĩ sẽ đề nghị đo thính lực cho trẻ.
Điều trị
Các trường hợp viêm tai giữa nhẹ thường tự biến mất trong 2 -3 ngày, vì vậy trẻ không cần  phải điều trị bằng kháng sinh.
Nếu trẻ vẫn bị đau và tình trạng viêm tai giữa không thuyên giảm sau 48 giờ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh ngắn ngày, thường là penicillin.

Nếu trẻ vẫn bị đau và tình trạng viêm tai giữa không thuyên giảm sau 48 giờ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh ngắn ngày, thường là penicillin.

Nếu trẻ vẫn bị đau và tình trạng viêm tai giữa không thuyên giảm sau 48 giờ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh ngắn ngày, thường là penicillin.

Hầu hết trẻ sẽ cải thiện dần sau vài ngày điều trị kháng sinh nhưng cần lưu ý cho trẻ dùng đủ liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, thậm chí kể cả khi các triệu chứng đã giảm bớt. Ngừng sử dụng thuốc quá sớm có thể khiến cho bệnh quay trở lại. Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra một lần nữa để đảm bảo trẻ đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Với những trẻ bị đau, cha mẹ có thể cho sử dụng paracetamol ở liều khuyến cáo theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không nhét bông vào tai hoặc dùng tăm bông để vệ sinh dịch xả từ tai trong giai đoạn này.
Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital