Bệnh trĩ điều trị như thế nào? Bệnh trĩ có chữa khỏi được không, làm sao để trĩ không tái phát? là những câu hỏi được người bệnh trĩ quan tâm hàng đầu với mong muốn thoát khỏi sự hành hạ của những cơn đau trĩ.
Menu xem nhanh:
1. Có thể chữa khỏi bệnh trĩ hoàn toàn không?
Trả lời: Bệnh trĩ hoàn toàn có thể được chữa khỏi dứt điểm, bệnh không tái phát trở lại. Để làm được điều đó, người bệnh cần tiến hành điều trị đúng phương pháp, chữa trúng đích ngay từ đầu, tìm ra căn nguyên bệnh và xử lý dứt điểm ngay, chặn đứng đường quay lại của trĩ.
Tuy nhiên, không ít các trường hợp chữa trĩ mà bệnh vẫn tái đi tái lại khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, nghi ngờ bệnh không thể chữa khỏi. Trên thực tế, việc không chữa khỏi bệnh trĩ đầu xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể:
– Người bệnh tự ý điều trị trĩ tại nhà bằng cách tham khảo, áp dụng các bài thuốc dân gian, mua thuốc khi không có đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro do tình trạng bệnh mỗi người là một khác, không thể đánh đồng chung một phương pháp. Khi đó, bệnh không những không cải thiện mà còn có thể trầm trọng hơn.
– Chữa trĩ chưa dứt điểm đã dừng lại, chữa chưa tới căn nguyên bệnh. Sai lầm này thường bắt gặp ở các trường hợp mổ trĩ, người bệnh chỉ dừng lại ở việc triệt tiêu búi trĩ mà không tiếp tục đi sâu vào căn nguyên bệnh nên trĩ hoàn toàn có thể tái lại sau mổ.
– Điều trị không đi đôi với chăm sóc, chế độ ăn và thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng là nguyên nhân điển hình dẫn tới tình trạng trĩ quay lại.
2. Bệnh trĩ điều trị như thế nào để không bị tái phát?
Điều trị trĩ là một quá trình đòi hỏi tính kiên trì và cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định được bác sĩ đưa ra. Điều quan trọng là phải hiểu đúng về bệnh, tiến hành điều trị đúng phương pháp và thực hiện chế độ ăn uống khoa học cũng như điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp.
2.1. Tiến hành điều trị đúng cách
Người bệnh trĩ cần lưu ý những điều sau đây trước khi tiến hành việc điều trị:
– Nhận biết đúng bệnh, thăm khám sớm khi nghi ngờ trĩ. Không vì bất kỳ lý do nào mà giấu bệnh, mặc kệ cho bệnh trở nặng.
– Không tự ý điều trị dưới mọi hình thức, chỉ tiến hành điều trị khi có chỉ định từ bác sĩ.
– Điều trị trĩ nên được thực hiện càng sớm càng tốt, điều trị ngay khi bệnh ở những giai đoạn đầu tiên sẽ đơn giản hơn, hiệu quả cao, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế thấp nhất khả năng tái trĩ.
– Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, chỉ cần bỏ qua 1 yếu tố cũng có thể khiến bệnh thêm nặng.
Trên hết, người bệnh trĩ cần tới các cơ sở y tế uy tín, tiến hành thăm khám trực tiếp để được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng đánh giá đúng tình trạng búi trĩ và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
– Trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu: Điều trị nội khoa bằng thuốc và kết hợp cùng chế độ chăm sóc đúng cách.
– Trĩ trở nặng: Điều trị ngoại khoa bằng can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt búi trĩ mới khỏi.
2.2. Điều trị kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và điều chỉnh thói quen sinh hoạt là yêu cầu bắt buộc đối với người bệnh trĩ để mang lại kết quả điều trị tốt. Trên thực tế, dù người bệnh có được điều trị đúng phương pháp, triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ mà không trú trọng tới chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại.
Một số lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn và điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho người bệnh trĩ như sau:
Về chế độ ăn uống
– Đảm bảo chế độ ăn giàu chất xơ, ưu tiên đồ ăn dễ tiêu hóa như rau, củ, quả, ngũ cốc các loại,… Các thực phẩm giúp nhuận tràng như chuối, khoai lang, mồng tơi, thanh long,.. cũng nên ưu tiên được bổ sung trong thực đơn mỗi ngày của người bệnh trĩ.
– Tránh tuyệt đối các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cứng và các loại đồ uống chứa cồn vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng khó tiêu và táo bón kéo dài.
– Uống nhiều nước, mỗi ngày nên duy trì uống từ 2l nước trở lên: Nước giúp tham gia vào quá trình tiêu hóa, làm mềm phân, nhờ đó sẽ giúp giảm thiểu khó khăn mỗi lần đi đại tiện.
– Hạn chế việc ăn đêm.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
– Nên hình thành cho bản thân thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, tốt nhất là đi theo cùng một khung giờ cố định.
– Ngồi xổm khi đi đại tiện (với bồn cầu ngồi bệt có thể kê thêm ghế dưới chân để giảm áp lực từ cơ thể lên vùng hậu môn), không ngồi cầu quá lâu, hạn chế việc dùng sức rặn mạnh, rặn liên tục khi đại tiện khó khăn,…
– Vệ sinh khu vực hậu môn đúng cách 2-3 lần/ngày.
– Không nên ngồi hoặc nằm 1 chỗ quá lâu, tránh thực hiện các môn thể thao cường độ mạnh như gym, cưỡi ngựa, cử tạ,.. Duy trì vận động điều độ và ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ.
3. Phương pháp cụ thể trong điều trị trĩ?
3.1. Bệnh trĩ điều trị như thế nào, dùng thuốc có tốt không?
Trường hợp điều trị bằng thuốc sẽ cho kết quả tốt với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu (trĩ độ 1, độ 2) khi búi trĩ còn nhỏ và hầu như vẫn chưa xuất hiện triệu chứng gì.
Người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da kết hợp có tác dụng tăng cường sức bền cho thành mạch, giảm đau, chống viêm hiệu quả và giảm nhanh các triệu chứng như ngứa rát, sưng, lở loét ở vùng hậu môn. Duy trì điều trị bằng thuốc cùng tuân thủ các chỉ định khác của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả tốt, người bệnh nhanh chóng chữa khỏi trĩ.
Lưu ý, người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, các thông tin về thuốc trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thực hiện đúng đơn kê của bác sĩ sau khi đã được thăm khám trực tiếp để đảm bảo tính an toàn, thuốc chữa đúng người đúng bệnh, mang lại hiệu quả tốt nhất.
3.2. Thực hiện thủ thuật
Bác sĩ sẽ thực hiện thắt mạch và khâu treo búi trĩ. Đầu tiên sẽ xác định mạch trĩ bằng máy siêu âm Doppler hiện đại. sau đó tiến hành khâu thắt mạch khiến lưu lượng máu đổ về búi trĩ giảm làm búi trĩ mất máu và dần tự thu nhỏ thể tích.
Thực hiện thủ thuật cho hiệu quả điều trị tốt cùng nhiều ưu điểm như:
– Áp dụng cho nhiều loại trĩ.
– An toàn
– Ít đau
– Thời gian nằm viện ngắn, người bệnh có thể sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
3.3. Phẫu thuật cắt trĩ
Phẫu thuật cắt búi trĩ được áp dụng theo các phương pháp phổ biến như sau:
– Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Phương pháp Milligan Morgan và phương pháp Ferguson
– Phẫu thuật cắt trĩ ít xâm lấn: Phương pháp Longo
Phương pháp Milligan Morgan và Ferguson
Đây là 2 phương pháp phẫu thuật cắt trĩ kinh điển được dựa theo cách thức cắt đơn lẻ búi trĩ, sau đó thực hiện khâu buộc cuống búi trĩ, vận dụng kỹ thuật cắt, khâu khéo léo giúp hạn chế thấp nhất những thương tổn và xử lý gọn búi trĩ.
Ưu điểm của phương pháp:
Phương pháp Longo
Phẫu thuật Longo được coi là giải pháp cắt trĩ tối ưu nhất với ưu thế ít xâm lấn, ít đau, hiệu quá tốt và được được áp dụng rộng rãi hiện nay. Cắt trĩ Longo sử dụng súng khâu cắt tự động hiện đại, kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường rồi tiến hành cắt và khâu phần mạch máu đi tới búi trĩ, búi trĩ mất máu sẽ tự hoại tử và co nhỏ lại
Ưu điểm nổi trội của cắt trĩ Longo
– Áp dụng cho nhiều loại trĩ.
– Giải pháp điều trị an toàn, có thể được áp dụng cả các trường hợp người bệnh bị huyết áp, tiểu đường hoặc bị nhiễm trùng…vv
– Giải pháp gần như không gây đau vì vị trí phẫu thuật nằm trên đường lược – một vùng vô cảm thuộc ống hậu môn. Nhờ đó, giảm thiểu đau đớn tối đa cả trong và sau khi mổ.
– Ít phải nằm viện (xuất viện sau 24-48h), hồi phục nhanh chóng (khi người bệnh được chăm sóc tốt có thể hồi phục tốt sau 7-10 ngày).
Qua đây, người bệnh đã có thể hình dung cơ bản nhất về việc bệnh trĩ điều trị như thế nào cũng như những lưu ý khi tiến hành điều trị trĩ. Điều trị trĩ đòi hỏi tính kiên trì và người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất, dứt điểm bệnh nhanh chóng.