Bệnh trào ngược dạ dày rất phổ biến ở người trưởng thành và đang có xu hướng gia tăng. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này được nhiều bạn đọc quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng gì?
Trong trạng thái bình thường, khi chúng ta ăn uống, thức ăn được đưa vào miệng xuống thực quản, tại đây các cơ thắt thực quản giãn ra để thức ăn và chất lỏng xuống dạ dày rồi đóng lại. Tuy nhiên, ở người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến cho lớp niêm mạc ở đây bị kích thích, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
2. Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày?
2.1. Sự suy yếu của cơ thắt thực quản gây ra bệnh trào ngược dạ dày
Quá trình tiêu hóa thức ăn trơn tru là khi cơ thắt thực quản sẽ mở để đưa thức ăn xuống dạ dày và khóa chặt lại ngăn chúng trào ngược. Tuy nhiên khi cơ thắt thực quản này bị suy yếu, không đảm nhận tốt vai trò khiến thức ăn và dịch vị từ dạ dày có thể trào ngược lên trên.
2.2. Sự gia tăng của acid dạ dày gây ra bệnh trào ngược dạ dày
Cơ chế đồng tác động tạo nên hiện tượng trào ngược là sự gia tăng quá nhiều acid trong dạ dày, khiến cho sức chứa của dạ dày quá tải, buộc phải trào ngược lên thực quản.
Sự gia tăng của acid dạ dày chủ yếu do các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày hay hẹp môn vị dạ dày…
2.3. Một số nguyên nhân khác gây gây ra trào ngược dạ dày
Ngoài hai nguyên nhân chính nêu trên, người bệnh bị trào ngược dạ dày còn bởi các yếu tố sau:
– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc tây: thuốc huyết áp, thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc giảm đau, aspirin…
– Do thói quen dùng các loại đồ uống không tốt như bia rượu, cafe, nước ngọt hay thuốc lá…
– Do thói quen ăn uống không tốt như ăn quá no, ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu cũng gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
– Các bệnh lý như tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản và nhiễm trùng thực quản, người bị béo phì…
3. Triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có những triệu chứng nhất định để người bệnh nhận biết sớm, các triệu chứng đó bao gồm:
– Người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, nóng rát
Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản gặp phải chính là các hiện tượng ợ hơi, ợ chua và nóng rát cổ, hiện tượng này nặng hơn khi người bệnh ăn no hay đầy bụng hoặc vào ban đêm.
– Người bệnh bị nôn và luôn có cảm giác muốn nôn
Nôn và buồn nôn cũng là những triệu chứng điển hình, hiện tượng này xảy ra khi dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng gây nên cảm giác buồn nôn khó chịu.
– Người bệnh có triệu chứng đau tức ngực và vùng thượng vị
Hiện tượng này xảy ra là do acid có trong dịch vị dạ dày khi trào ngược sẽ tạo ra kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trong niêm mạc của thực quản, sinh ra cảm giác đau vùng ngực và thượng vị.
– Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như: khó nuốt, bị khàn giọng, thường xuyên ho, miệng tiết nhiều nước bọt.
4. Bệnh trào ngược dạ dày gây ra hậu quả gì?
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng, cụ thể như sau:
– Trào ngược dạ dày gây ra viêm loét thực quản
Thực quản khi bị tác động trào ngược quá nhiều lần bởi dịch acid dạ dày sẽ bị tổn thương gây ra viêm loét. Loét thực quản sẽ dẫn đến chảy máu, khó nuốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
– Biến chứng hẹp thực quản
Trào ngược kéo dài khiến thực quản tổn thương không phục hồi, hình thành các mô sẹo gây hẹp thực quản. Hẹp thực quản nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng thực quản Barrett. Barrett thực quản chỉ xảy ở khoảng trên 10% bệnh nhân trào ngược dạ dày, nhưng có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản cao.
– Trào ngược dạ dày gây biến chứng ung thư thực quản
Ung thư thực quản do trào ngược thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Giai đoạn đầu người bệnh thường sẽ không nhận biết được các triệu chứng rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, xuất hiện đau ở xương ức, khàn tiếng, sụt cân, nuốt nghẹn…
Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quản, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị dứt điểm căn bệnh này.
5. Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả ra sao?
Điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày. Cụ thể:
– Không nên ăn quá no, nhất là vào bữa tối, không nên ăn đêm.
– Hãy chú ý hạn chế uống rượu bia, cafe, đồ uống có chất kích thích, nước ngọt, nước có ga.
– Nghỉ ngơi hợp lý, không vận động sau khi ăn no, không nên ngồi một chỗ quá lâu.
Thay đổi tư thế ngủ giúp phòng và giảm hiện tượng trào ngược
Tư thế nằm ngủ có tác động rất lớn đến việc phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày. Bạn có thể điều chỉnh lại tư thế ngủ như sau:
– Thực hiện nằm ngủ nghiêng sang bên trái.
– Nâng cao đầu khi ngủ: sử dụng gối chuyên dụng hoặc nâng đầu giường lên 20cm.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày khác
– Hạn chế ăn Socola.
– Không nên ăn thực phẩm, hoa quả có vị chua, cay, đồ tái sống. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn được chế biến chiên xào…
Bài viết trên đã cung cấp khá nhiều thông tin bổ ích về bệnh trào ngược dạ dày. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ có cách bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Nếu có bất thường bạn nên nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để tránh những biến chứng trở nặng nhé!