Rò hậu môn là một bệnh lý không xa lạ, gây nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Vậy bệnh rò ở hậu môn nghiêm trọng ra sao, điều trị thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh rò ở hậu môn là gì?
Bệnh rò ở hậu môn là một loại nhiễm khuẩn tại khu vực hậu môn trực tràng. Đây là hậu quả của một áp xe quanh vùng hậu môn trực tràng không được điều trị dứt điểm, vỡ ra rồi thành đường rò. Lỗ rò hậu môn là một ống nhỏ nối các ổ áp xe với một lỗ trên da, tại vùng hậu môn. Bên trong hậu môn có chất nhầy do một số tuyến nhỏ tạo ra gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
Như vậy, có thể thấy áp xe vùng trực tràng với bệnh rò ở hậu môn là hai giai đoạn của một bệnh lý. Áp xe là giai đoạn cấp tính, lỗ rò hậu môn là giai đoạn mạn tính. Cần điều trị áp xe triệt để thì mới ngăn chặn được các lỗ rò hậu môn.
2. Triệu chứng bệnh rò ở hậu môn
Sau khi ổ áp xe quanh hậu môn vỡ, vết thương liền lại nhưng sẽ để lại lỗ đóng vảy khô nhưng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi. Hiện tượng này liên tục tái phát chứ không dứt được. Ngoài ra, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như sau:
– Thấy ngứa ngáy, bị xì hơi qua đường lỗ rò
– Nếu sờ tay vào sẽ thấy 1 khu vực cứng cứng, ấn vào sẽ đau.
– Bị sưng đỏ quanh vùng hậu môn
– Chảy máu khi đi vệ sinh
– Đau mạnh hơn khi tiểu tiện hoặc đại tiện
– Nghiêm trọng hơn có thể bị sốt
Nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, táo bón kéo dài, cần đến ngay chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.
3. Giải đáp bệnh rò hậu môn nghiêm trọng như thế nào?
Rất nhiều người vì e ngại bệnh tại khu vực nhạy cảm mà không thăm khám, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe. Cụ thể là:
3.1. Bị nhiễm trùng do bệnh rò ở hậu môn
Bệnh rò ở hậu môn khiến vùng hậu môn trực tràng lở loét, mưng mủ. Tình trạng này kết hợp với các loại vi khuẩn ẩn nấp, lâu dần gây nên nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân mất sức đề kháng, thiếu máu, mệt mỏi. Nhiều trường hợp thậm chí bị nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.
3.2. Lỗ rò và đường rò ngày càng nhiều
Bệnh nhân không điều trị bệnh sớm sẽ khiến các lỗ rò, đường rò nhiều lên. Lúc này việc đi đại tiện trở nên rất khó khăn do hậu môn khó co bóp, đồng thời lỗ hậu môn cũng bị co lại. Về lâu dài, việc điều trị sẽ rất phức tạp và khó khăn.
3.3. Nguy cơ mắc ung thư trực tràng
Từ một lỗ rò hậu môn, có thể phát triển thêm các lỗ rò trực tràng bàng quang, lỗ rò trực tràng âm đạo, niệu đạo… Biến chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan vùng hậu môn trực tràng và cả những cơ quan xung quanh. Nếu vẫn không chữa trị, có thể dẫn đến ung thư trực tràng.
3.4. Bệnh rò ở hậu môn làm giảm chất lượng cuộc sống
Bệnh rò ở hậu môn khiến người bệnh không khi nào thoải mái. Những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau… về lâu dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất tự tin, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ. Công việc và cuộc sống đều ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt đời sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng.
4. Phương pháp điều trị
Thực tế không có thuốc để dứt điểm các lỗ rò hậu môn. Việc can thiệp phẫu thuật là cần thiết để chấm dứt các đau đớn và khó chịu do bệnh lý này mang lại. Phẫu thuật giúp tiếp cận chính xác khu vực rò, phá hủy các đường rò từ bên trong. Sau đó lấy hết tổ chức xơ, nạo sạch mủ, ngăn chặn mọi ngóc ngách có thể xảy ra rò, làm sạch sẽ các lỗ rò, khu vực hoại tử thì sẽ bị cắt bỏ. Cuối cùng tiến hành đóng kín lỗ rò bên trong lại.
– Nếu lỗ rò đơn giản, không quá cận hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt da và cơ bao quanh chỗ đường rò. Vết thương sẽ được lành từ trong ra ngoài
– Nếu lỗ rò phức tạp hơn, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu dịch bị nhiễm trùng trước khi tiến hành phẫu thuật. Quá trình điều trị này sẽ kéo dài từ 6 tuần trở lên.
Vì việc phẫu thuật rò hậu môn đòi hỏi tính chính xác, cẩn thận rất cao. Do đó cần được tiến hành tại các cơ sở uy tín có bác sĩ giàu kinh nghiệm. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ làm tổn thương đến cơ thắt, bệnh nhân mất tự chủ khi đi đại tiện rất nguy hiểm.
5. Chăm sóc sau phẫu thuật
Người bệnh có thể yên tâm là hầu hết các lỗ rò đều đáp ứng tốt với phẫu thuật. Sau mổ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn ngâm vùng bị rò hậu môn trong vùng nước ấm, đồng thời chỉ định các loại thuốc làm mềm phân, nhuận tràng trong vòng ít nhất là một tuần. Các loại thuốc giảm đau và thuốc gây tê cũng có thể được áp dụng để giảm cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng chấm dứt khi bạn lành bệnh.
Bệnh nhân cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng và tập luyện sau phẫu thuật. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước hằng ngày. Sau phẫu thuật vài ngày không nên ăn thức ăn quá rắn, nên ăn lỏng, dễ tiêu. Không dùng các chất kích thích như bia rượu hay đồ uống có cồn. Cần theo dõi sát sao tình trạng sau phẫu thuật. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như đau sốt, ớn lạnh, rối loạn, táo bón… cần báo ngay cho bác sĩ và tiến hành nhập viện để kịp thời điều trị và khắc phục.
Sau khi đã lành hẳn, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước sạch hằng ngày, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, ăn ngủ đúng giấc, vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng tái phát bệnh rò ở hậu môn.
Áp xe và bệnh rò ở hậu môn sẽ không tái phát, nếu người bệnh cố gắng duy trì chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn về sau. Do đó, người bệnh nên đến ngay cơ sở uy tín để điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm và hậu quả đáng tiếc xảy ra.