Động kinh khi ngủ là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều bác sĩ lâm sàng và các nhà nghiên cứu. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân có cơn co giật (động kinh) xảy ra trong lúc ngủ dao động từ 7,5% đến 45% và thường gặp chủ yếu ở giai đoạn giấc ngủ NREM. Cùng tìm hiểu các biểu hiện của bệnh động kinh khi ngủ và cách chẩn đoán trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Phát hiện động kinh khi ngủ
Giấc ngủ là một trạng thái sinh lý có khả năng điều chỉnh co giật. Kể từ khi Aristotle và Hippocrates ghi nhận sự xuất hiện của co giật trong lúc ngủ, nhiều nhà khoa học đã thừa nhận rằng giấc ngủ và cơn động kinh có mối liên quan với nhau.
Cơn co giật chỉ xuất hiện hoặc xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn giấc ngủ không có vận động nhãn cầu nhanh NREM, ít khi xuất hiện ở giấc ngủ có vận động nhãn cầu nhanh REM. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân bị động kinh trong lúc ngủ dao động từ 7,5% đến 45%.
2. Biểu hiện của bệnh động kinh khi ngủ
Theo Uỷ ban Phân Loại và Thuật Ngữ của Liên Đoàn Chống Động Kinh Quốc Tế năm 1989 thì co giật thuỳ trán thường xuất hiện hơn trong giấc ngủ và co giật thuỳ thái dương thường thấy trong giai đoạn thức tỉnh hơn.
Biểu hiện lâm sàng của co giật thuỳ trán ban đêm thường bao gồm trương lực cơ hoặc vận động. Do đó, các cơn co giật này dễ được bệnh nhân và gia đình ghi nhận hơn so với các cơn co giật cục bộ phức tạp bắt nguồn từ thuỳ thái dương. Các cơn co giật phức tạp cục bộ – khởi phát cục bộ và làm suy giảm sự tỉnh thức – là một dạng co giật nổi trội trong động kinh thuỳ thái dương.
2.1 Co giật – biểu hiện đặc trưng của bệnh động kinh khi ngủ
Co giật về đêm có thể gợi ý đến chẩn đoán cơn khiếp sợ lúc ngủ, rối loạn hành vi giấc ngủ REM, co giật tâm căn, hoặc biểu hiện loạn trương lực cơ, thường khởi phát kịch phát về đêm.
Co giật bắt nguồn từ vùng cảm giác vận động có thể bị nhầm lẫn bởi cơn co giật tâm căn vì các yếu tố như hành vi đập, đánh, ý thức vẫn còn duy trì, không biểu hiện lú lẫn sau cơn và không có hoạt động điện kịch phát trên điện não trong và giữa các cơn.
Các biểu hiện gợi ý chẩn đoán co giật khu cảm giác vận động gồm: cơn ngắn (dưới 30 giây hoặc một phút), có tính định hình, có xu hướng chỉ xuất hiện hoặc phần lớn xuất hiện lúc ngủ và co cơ cánh tay ở tư thế dạng. Co giật tâm lý thường kéo dài hơn (một phút đến vài phút), không có tính chất định hình, và xuất hiện khi bệnh nhân thức hoặc buồn ngủ.
2.2 Rối loạn trương lực cơ (co cứng cơ) hoặc vận động
Biểu hiện loạn trương lực cơ thường biểu hiện khởi phát về đêm. Hội chứng này ban đầu được gọi là loạn trương lực cơ kịch phát lúc ngủ và sau đó gọi là loạn trương lực cơ kịch phát về đêm, đặc trưng bởi biểu hiện cơn vận động lặp lại ngắn (15-45 giây). Bao gồm: tư thế loạn trương lực, loạn trương lực kiểu múa vung hoặc múa giật và phát ra âm thanh, xảy ra trong giấc ngủ NREM mà không hề có thay đổi trên điện não trong hoặc giữa các cơn.
2.3 Triệu chứng tâm thần
Các triệu chứng tâm thần lúc ngủ tương tự như co giật bao gồm: cơn hoảng loạn, rối loạn stress sau sang chấn và co giật tâm căn. Một số bệnh nhân động kinh có rối loạn hoảng loạn khi ngủ, biểu hiện duy nhất hoặc phần lớn thành cơn hoảng loạn, gây ra nhiều cơn thức giấc đột ngột. Các triệu chứng lúc thức giấc bao gồm sợ hãi và kích hoạt hệ thần kinh thực vật như đánh trống ngực, chóng mặt và run rẩy. Trái ngược với ác mộng giấc ngủ REM, bệnh nhân có cơn hoảng loạn không nhớ được giấc mơ.
2.3 Các biểu hiện khác của bệnh động kinh khi ngủ
Các yếu tố biểu hiện trong thời gian ngắn như lú lẫn sau cơn, các rối loạn tâm lý như đá, đập, phát ra âm thanh và thường biểu hiện điện não bình thường trong cơn hoặc giữa các cơn, khiến cho việc chẩn đoán trở nên phức tạp.
3. Các rối loạn cử động liên quan đến giấc ngủ
Cử động chi theo chu kỳ lúc ngủ có thể tạo ra các hành động đá, đập mức độ mạnh, hội chứng chân không là một trong những nguyên nhân.
Trái ngược với co giật, cử động chi theo chu kỳ xuất hiện theo một khoảng thời gian có tính chu kỳ (thông thường là mỗi 20-40 giây) và kèm theo cử động uốn cong đặc trưng của chân, đôi khi cũng có biểu hiện ở chi trên.
– Co cơ hoặc giật cơ lúc ngủ hoặc giật mình lúc ngủ là một biểu hiện sinh lý bình thường xuất hiện lúc chuyển tiếp từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái ngủ, thường đi kèm với hiện tượng cảm giác, bao gồm cảm giác bị rơi. Trái ngược với cơn giật rung cơ, co cơ khởi phát lúc ngủ chỉ khu trú lúc bắt đầu giấc ngủ.
– Nghiến răng biểu hiện nghiến răng một cách định hình tương tự như cử động hàm theo nhịp trong động kinh, có thể gây mòn răng quá mức, nhưng điều này không xảy ra ở động kinh.
– Rối loạn cử động theo nhịp, cũng được biết đến như đập đầu hoặc lắc người, có thể biểu hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ. Rối loạn này biểu hiện đa dạng, bao gồm đập đầu đều đặn khi bệnh nhân nằm sấp hoặc lắc thân mình tới lui khi đang nằm nghiêng trên cánh tay và đầu gối.
Rối loạn cử động theo nhịp có thể xuất hiện ở bất kể mọi lứa tuổi, nhưng thông thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn và có liên quan đến thiểu năng trí tuệ. Co giật cục bộ phức tạp khởi phát từ thuỳ trán, có thể có các hành vi tương tự, nhưng lắc thân mình xảy ra hai bên cơ thể thì đặc trưng cho rối loạn cử động theo nhịp hơn. Lắc thân mình cũng xảy ra ở co giật tâm lý.
4. Chẩn đoán
Đo điện não đồ giúp ghi lại sóng điện não, điều này rất hữu ích trong việc xác định chính xác cơn động kinh, dạng cơn và vùng não phát sinh động kinh, phân biệt với dạng cơn khác cơn động kinh.