Bệnh Crohn là gì, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ra sao là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên và hiểu hơn về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh Crohn là gì?
Bệnh Crohn hay còn gọi là bệnh viêm đường ruột từng vùng. Bệnh gây viêm một phần hệ thống tiêu hóa, có thể là bất kỳ đoạn nào của ống tiêu hóa, lan sâu vào các mô ruột. Thông thường ảnh hưởng nhiều nhất là ruột non và ruột kết.
Triệu chứng ảnh hưởng của bệnh Crohn khá nghiêm trọng, tuy nhiên triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Crohn. Với các biện pháp điều trị hỗ trợ có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
2. Nguyên nhân gây bệnh Crohn là gì?
Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh Crohn là gì đến nay vẫn chưa được xác định. Trước đây có giả thuyết cho rằng tình trạng căng thẳng tinh thần và chế độ ăn kiêng có thể gây bệnh Crohn.
Tuy nhiên hiện nay các bác sĩ cho biết đây là yếu tố tăng nặng bệnh nhưng không phải nguyên nhân dẫn tới bệnh. Một số yếu tố về di truyền và vấn đề về hệ thống miễn dịch cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển bệnh Crohn.
– Di truyền: Bệnh Crohn khá phổ biến ở người có người thân trong gia đình mắc bệnh. Gen có thể đóng vai trò nhất định trong việc gây bệnh Crohn, khiến các thế hệ sau dễ có khả năng mắc bệnh hơn.
– Hệ thống miễn dịch: Giả thuyết cho rằng một số loại virus hoặc vi khuẩn có khả năng kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch chống chọi với vi sinh vật xâm nhập thì sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường. Lúc này hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn, không chỉ tấn công các tác nhân lạ mà còn tấn công cả tế bào trong hệ tiêu hóa.
Một số lý do khác có khả năng kích thích viêm ruột từng vùng trầm trọng thêm còn có mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. người nghiện thuốc lá…
3. Triệu chứng và biến chứng bệnh Crohn là gì?
Triệu chứng bệnh Crohn từ nhẹ đến nặng, phát triển từ từ nhưng đôi khi sẽ đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Người bệnh có khoảng thời gian không xuất hiện dấu hiệu nào của bệnh gây lầm tưởng bệnh Crohn đã thuyên giảm.
3.1 Triệu chứng điển hình bệnh Crohn là gì?
Khi bệnh Crohn ở thể hoạt động có thể gây các triệu chứng như:
– Sốt
– Tiêu chảy
– Mệt mỏi
– Đau bụng và chuột rút
– Có máu trong phân
– Loét miệng
– Giảm thèm ăn
– Sụt cân không rõ nguyên nhân
Ngoài ra, người bệnh Crohn còn có thể gặp một vài triệu chứng khác như:
– Viêm da, mắt và khớp
– Trẻ chậm lớn, chậm phát triển các đặc tính sinh dục ở tuổi dậy thì
3.2 Biến chứng bệnh Crohn là gì?
Bệnh Crohn dù ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, suy dinh dưỡng. Đặc biệt khi bệnh chuyển mạn tính hoặc cấp tính tái phát nhiều lần. Viêm đường ruột làm giảm hấp thu dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, gây thiếu hụt dinh dưỡng dù người bệnh ăn uống bình thường.
Tắc ruột do độ dày thành ruột bị ảnh hưởng. Theo thời gian, các bộ phận của ruột bị bệnh Crohn bị sẹo và hẹp lại, chặn dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thu. Người bệnh có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột làm tắc đường tiêu hóa này.
Vết loét do viêm ruột mãn tính có thể ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng và hậu môn. Gây loét miệng, nứt hậu môn, tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
Thiếu canxi ở người mắc viêm ruột mãn tính có thể gây loãng xương. Ngoài ra, bệnh Crohn ở trẻ em và người lớn tuổi có thể gây rò từ hồi tràng vào đại tràng, gây rò bàng quang, thủng ruột. Viêm loét đường tiêu hóa do Crohn gây ra tổn hại đến nhiều cơ quan khác như gây viêm da, sỏi mật, sỏi thận, viêm khớp…
5. Cách điều trị bệnh Crohn
Hiện không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh Crohn và cũng không có phương pháp điều trị nào phù hợp với mọi người bệnh. Mục tiêu điều trị là giảm viêm, giảm các triệu chứng và hạn chế biến chứng.
5.1 Dùng thuốc
– Thuốc chống viêm
– Thuốc ức chế miễn dịch
– Thuốc kháng sinh
– Chống tiêu chảy
– Thuốc giảm đau
– Bổ sung sắt, vitamin D, vitamin B12, canxi
Tùy từng tình trạng và mức độ của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương án điều trị thích hợp.
5.2 Phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc kết hợp dinh dưỡng vẫn không hiệu quả trong kiểm soát bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này ít được thực hiện vì sau phẫu thuật người bệnh vẫn cần dùng thuốc để giảm các triệu chứng. Thuốc giúp tăng khả năng phục hồi và giảm nguy cơ phát bệnh.
6. Cách phòng ngừa bệnh Crohn
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Crohn, sự thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát bệnh. Không có bằng chứng chắc chắn chế độ ăn nào dẫn tới bệnh Crohn, nhưng một số thực phẩm có thể làm các triệu chứng bệnh nặng hơn. Một số lưu ý:
– Hạn chế các sản phẩm từ sữa
– Chất xơ từ trái cây và rau củ có thể khiến triệu chứng bệnh tệ hơn. Có thể dùng cách khác như hấp, nướng hoặc hầm.
– Hạn chế đồ cay, rượu và caffeine vì có thể khiến các triệu chứng nặng hơn.
– Nên ăn nhiều bữa nhỏ.
– Ăn nhiều thực phẩm ít chất béo
– Uống nhiều nước hàng ngày
Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn và khiến bệnh nặng hơn. Người bị bệnh Crohn hút thuốc khiến bệnh tăng nguy cơ tái phát, cần dùng nhiều thuốc và phẫu thuật. Bỏ thuốc không chỉ bảo vệ hệ tiêu hóa mà còn là sức khỏe tổng thể.
Việc sống chung với bệnh Crohn cả đời mang lại không ít áp lực cho người bệnh. Bởi vậy nên thực hiện lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ là một trong những cách bảo vệ sức khỏe chống lại bệnh tật.
Trên đây là giải đáp bệnh Crohn là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh Crohn hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích về bệnh Crohn. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, cần đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm.