Viêm va là bệnh lý Tai – Mũi – Họng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị viêm va có thể tái phát với tần suất 4 đến 6 đợt mỗi năm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Tuy tỷ lệ mắc viêm VA ở Việt Nam là khá cao nhưng nhận thức và kiến thức về căn bệnh này đôi khi còn bị lãng quên. Bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này để bố mẹ chăm sóc con được tốt hơn.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm va là bệnh gì?
VA là tổ chức bạch hầu (polyp) gần như tương đồng với amidan nhưng vị trí nằm ở cửa mũi sau, trên lưỡi gà, trong vòm họng. Đây là những vị trí khó nhìn thấy nên thường bị bỏ qua. Đây cũng là nơi mà không khí đi qua từ mũi và xuống phổi và không cản trở đường thở. VA kết hợp với amidan tạo thành hàng rào bảo vệ đường hô hấp bằng cách nhận diện, ngăn chặn các vi khuẩn có hại. VA bị tấn công bởi vi khuẩn, virus gây ra tình trạng viêm va. Trẻ bị viêm va sẽ bị suy yếu hệ miễn dịch, đặc biệt là hệ hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm va sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tại các bộ phận khác. Khi va sưng viêm sẽ gây bít tắc đường thở. Do vậy, bố mẹ cần trang bị kiến thức về bệnh lý này, phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh cho trẻ.
2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm VA
Trẻ bị viêm va thông thường sẽ có các biểu hiện bệnh như:
– Do có viêm nhiễm nên trẻ có biểu hiện sốt cao, thường từ 39 độ trở lên, hoàn toàn có thể có các cơn co giật
– VA sưng viêm gây bít tắc, cản trở đường thở khiến trẻ bị khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè
– Trẻ phải thở bằng miệng nên dễ xảy ra tình trạng ngủ ngáy, ho
– Chảy nước mũi, trạng thái của nước mũi thay đổi tùy theo mức độ bệnh
– Trẻ khó bú, bú ngắt quãng do đường thở bị cản trở
– Trẻ biếng ăn, chán ăn, trẻ nhỏ thường quấy khóc, ngủ không ngon khiến trẻ mệt mỏi, biểu hiện thần sắc không tốt
– Biểu hiện bệnh lên đường nét khuôn mặt: trẻ bị hô răng, trán dô, răng mọc không đều nếu bị viêm VA lâu ngày
Như vậy có thể thấy, viêm VA có đa dạng dấu hiệu trên các bộ phận. Các dấu hiệu dễ nhận biết nhưng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.
3. Biến chứng của viêm VA khi không được điều trị kịp thời
Bệnh viêm VA gây nên nhiều biến chứng cho các bộ phận khác có thể kể đến như:
– Tắc vòi nhĩ khiến trẻ nghe khó
– Hẹp cửa mũi sau, khó khăn khi thở gây thiếu oxy lên não
– Viêm va còn có thể gây viêm tai giữa, viêm tai cấp mủ
– Các biến chứng cho đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm khí quản,…
– Chảy nước mũi lâu ngày gây biến chứng viêm xoang
Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành thể mạn tính với các biểu hiện như:
– Sốt vặt
– Chảy mũi thường xuyên, mũi xanh kéo dài
– Ngủ không ngon giấc
– Ngủ ngáy và triệu chứng ngừng thở tạm thời khi ngủ
– Bộ mặt VA với các đặc điểm: chóp mũi nhỏ, xương hàm trên kém phát triển, cằm nhô ra và to hơn
– Trẻ thường xuyên nói giọng mũi do mũi thường bị nghẹt
4. Điều trị cho trẻ bị viêm VA
Viêm VA có thể gây ra sốt cao, bố mẹ có thể dùng các biện pháp an toàn để giúp hạ cơn sốt nhưng vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện, gặp bác sĩ và tiếp nhận phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trẻ có thể được điều trị bằng các phương pháp:
– Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc tại chỗ. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh kháng viêm trong trường hợp nhiễm khuẩn và bội nhiễm. Nếu trẻ có dấu hiệu xuất hiện biến chứng thì có thể được chỉ định dùng kháng sinh toàn thân. Bên cạnh đó, bố mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh mũi họng cho trẻ.
– Phẫu thuật: khi tình trạng viêm VA không cải thiện thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ VA, loại bỏ ổ chứa vi khuẩn hoặc vi rút
Hiện nay, phương pháp nạo VA cho trẻ bằng plasma là phương pháp sử dụng công nghệ tiên tiến, được nhiều bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao bởi mức độ an toàn và hiệu quả cao của nó:
– Đây là phương pháp sử dụng năng lượng từ sóng tần số radio cao, không gây bỏng, hạn chế chảy máu và giúp lấy được hết VA và Amidan bị viêm
– Loại bỏ vi khuẩn triệt để, tối ưu hơn
– Thời gian thực hiện ngắn, chỉ khoảng 30p, ít đau đớn
– Bệnh nhân hồi phục nhanh, không cần nằm viện lâu, đa số bệnh nhân được xuất viện sau 1 ngày theo dõi
Tuy chi phí thực hiện cao hơn nhưng đây là phương pháp ưu việt, giúp xử lý tình trạng viêm VA tốt hơn, đảm bảo được sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín và tiến hành thăm khám, đánh giá và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp nạo VA được chỉ định trong các trường hợp:
– Viêm VA tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), kéo dài, có dấu hiệu có các biến chứng sang các bộ phận khác
– VA phì đại quá to gây nghẹt mũi kéo dài, có triệu chứng ngưng thở, khó thở, khó nuốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ
Nạo VA được thực hiện tại phòng mổ vô trùng, bệnh nhân được gây mê trước khi thực hiện. Đây là phương pháp đơn giản, không nguy hiểm nhưng nếu thực hiện tại các đơn vị không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn có thể gây nên các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
– Chảy máu sau khi nạo (lưu ý chống chỉ định nạo VA với trẻ có bệnh máu)
– Nhiễm trùng tại vị trí nạo
– Sốt ít trẻ bị đổi giọng
5. Phòng ngừa viêm VA ở trẻ em
Bố mẹ cần chú ý hơn đến chế độ ăn của con để tăng cường đề kháng cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng:
– Ăn nhiều trái cây và rau xanh
– Uống nhiều nước
– Hạn chế ăn thực phẩm mặn, đường
– Kiêng thực phẩm quá cay nóng
– Vệ sinh sạch sẽ họng, mũi hàng ngày
– Hạn chế nước và các thực phẩm lạnh
– Đeo khẩu trang khi ra đường
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm VA, cách điều trị cũng như phương pháp phòng ngừa bệnh này mà bố mẹ có thể tham khảo. Qua đây, bố mẹ có thể chú ý hơn đến các bất thường của con và đưa con đi khám kịp thời. Khoa Nhi Thu Cúc TCI nơi có đội ngũ bác sĩ Nhi chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu.